Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 23 tháng 9 năm 2017 | 10:0

Nhiều khách hàng gửi đơn tố cáo Công ty TNHH Deaura

KTNT - Sau loạt bài phản ánh về hoạt động kinh doanh có dấu hiệu sai phạm tại các trung tâm spa của Deaura, ngày 12/9/2017, Công ty TNHH Deaura có Văn bản số 97/2017/CV-DR gửi Báo Kinh tế nông thôn đề nghị gỡ các bài viết đã đăng trên báo điện tử, đồng thời dừng các bài viết có nội dung tương tự về công ty cũng như sản phẩm mỹ phẩm Deaura.

Cũng trong thời gian này, Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục nhận được nhiều đơn tố cáo của khách hàng khi đến trải nghiệm mỹ phẩm Deaura tại các trung tâm spa.

>> Công ty Deaura Việt Nam có dấu hiệu trốn thuế

>> Mỹ phẩm Deaura: ​Thủ đoạn cũ, con nợ mới

>> Khách hàng của Deaura: Cẩn thận không thành con nợ của VPBank

Báo Kinh tế nông thôn nhận được nhiều đơn kiến nghị của khách hàng khi dùng sản phẩm của Deaura.

Nhiều bạn đọc gửi đơn tố cáo

Gần đây, Báo Kinh tế nông thôn liên tục nhận được đơn tố cáo, tin nhắn, điện thoại, e-mail của các khách hàng mua sản phẩm của Công ty TNHH Deaura trên địa bàn TP. Hà Nội (tại các địa chỉ: 99 phố Trần Thái Tông, 89 Nguyễn Đình Thi, 68 Nguyễn Du, 19 Yên Lãng), phản ánh việc kinh doanh có dấu hiệu lừa đảo, ép buộc khách hàng tại các trung tâm spa của Deaura.

Qua trao đổi, gặp gỡ trực tiếp từ những “nạn nhân” đã đến trải nghiệm tại các trung tâm spa của Công ty TNHH Deaura, chúng tôi được cung cấp thêm nhiều nạn nhân khác đang muốn tố cáo kiểu kinh doanh ép buộc này. Không những họ trực tiếp viết đơn tố cáo, những nạn nhân này còn cho nhóm phóng viên biết được hiện nay có bao nhiêu  “nạn nhân” khác đang ấm ức bởi chiêu trò kinh doanh của Deaura.

Các nạn nhân cho biết, họ sẽ gửi đơn đến cơ quan công an đề nghị làm rõ hành vi kinh doanh theo kiểu “ép buộc” của các trung tâm spa Deaura.

Một doanh nghiệp kinh doanh, chỉ mong muốn sao cho có nhiều khách hàng biết đến sản phẩm và sử dụng sản phẩm của mình. Nhưng đối với Công ty TNHH Deaura thì ngược lại, dường như không những không lấy được niềm tin của người tiêu dùng mà lại đánh mất đi thương hiệu và uy tín trên thị trường mỹ phẩm.

Deaura cho rằng, công ty kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, khách hàng thuận mua vừa bán, không có chuyện ép buộc. Vậy tại sao lại có nhiều người làm đơn tố cáo?

Khách hàng khẳng định không có hóa đơn và hợp đồng của ngân hàng

Chị Trần Thị Hà ở xã Kim Lan (Gia Lâm - Hà Nội), người gửi đơn tố giác Deaura đến Báo Kinh tế nông thôn, cho biết: Deaura bẫy khách hàng vào nợ tín dụng với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) khi vay gói tiêu dùng với số tiền 43 triệu đồng. Trong đó, tôi đã ghi lại từng bước và quá trình nhân viên tại  trung tâm spa dùng các “chiêu trò” để ép buộc khách hàng ngay từ lần đầu đến trải nghiệm sản phẩm mỹ phẩm. Tại đây, tôi đã “buộc” phải ký vào hợp đồng vay tín dụng.

“Đến giờ phút này (21/9/2017 - PV), tôi vẫn chưa hề nhận được hóa đơn bán hàng và hợp đồng vay tín dụng với VPBank”, chị Hà khẳng định.

Ngoài chị Hà, Báo Kinh tế nông thôn còn nhận được hàng chục đơn tố cáo như vậy đối với Công ty TNHH Deuara.

Nội dung những lá đơn tố cáo này đều khẳng định: các trung tâm spa của Deaura có dấu hiệu ép buộc khách hàng phải mua sản phẩm và ký kết hợp đồng tín dụng với ngân hàng, không hề có chuyện tự do, tự nguyện hay tạo điều kiện để khách hàng có thời gian trải nghiệm sản phẩm, sau đó khách hàng quyết định mua hay không mua (!?)

Các khách hàng này cho biết, họ không nhận được hợp đồng tín dụng, hóa đơn đỏ bán hàng. Có những khách hàng mua sản phẩm đã 6 tháng, nhưng hiện vẫn chưa nhận được các hóa đơn và hợp đồng tín dụng đó...

Trong văn bản gửi Báo Kinh tế nông thôn, Công ty TNHH Deaura cho rằng,  việc bán sản phẩm tới khách hàng là minh bạch trên tinh thần tự do, tự nguyện, khách hàng có quyền quyết định mua hay không mua. Khách hàng tự nguyện ký kết hợp đồng vay tín dụng với ngân hàng. Sản phẩm của khách hàng được xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật.

Nếu đúng như thế, tại sao nhiều khách hàng của Deaura gửi đơn tố cáo công ty đến báo. Thông qua báo, họ đề nghị đăng tải thông tin để cho những người khác cảnh giác khi được gọi điện thoại đến đây trải nghiệm, để rồi không giống như họ phải ngậm ngùi nhận trái đắng từ Deaura.

Phóng viên đã đến 1A Thái Hà (Hà Nội) liên hệ và đề nghị được gặp lãnh đạo Công ty TNHH Deaura để nắm bắt thông tin theo phản ánh của bạn đọc. Nhưng tại đây, phóng viên chỉ gặp nhân viên. Đề nghị được gặp lãnh đạo thì nhân viên công ty cho biết, lãnh đạo đi vắng?!

Công ty TNHH Deaura hoạt động kinh doanh có tuân thủ quy định của pháp luật hay không, các cơ quan chức năng sẽ kiểm tra và có câu trả lời thỏa đáng. Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục điều tra và có văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền đề nghị làm rõ những vấn đề mà bạn đọc gửi đơn tố cáo Deaura.

Nhóm PV

 

Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top