Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2019 | 14:2

Nhiều nhóm giải pháp để xuất khẩu tôm đạt kim ngạch 4,2 tỷ USD

Năm 2019, ngành thủy sản phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD. Trong đó, tôm được trao “sứ mệnh” 4,2 tỷ USD.  Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá, đây là mục tiêu cao và là thách thức lớn đối với ngành tôm.

tr13t.jpg
Thu hoạch tôm ở Kiên Giang. Ảnh: Lê Huy Hải.

 

Thế mạnh từ tôm

Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2019, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đưa ra kế hoạch cho từng nhóm ngành hàng cụ thể về kim ngạch như sau: ngành tôm đạt 4,2 tỷ USD, góp phần quan trọng vào mục tiêu xuất khẩu thủy sản 10 tỷ USD; xuất khẩu cá tra  đạt 2,3 tỷ USD, hải sản 3,5 tỷ USD. Từ những con số này có thể thấy,  tôm là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản.

Theo nhận định của Tổng cục Thủy sản, năm 2019, dự báo tình hình thời tiết khá thuận lợi, kết hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp trong đảm bảo môi trường, đề phòng dịch bệnh cùng với ứng dụng công nghệ nuôi tôm hiệu quả…, cả nước duy trì nuôi trên 736.000ha tôm nước lợ, 32.000ha   tôm sú, tập trung đẩy mạnh các giải pháp công nghệ để nâng cao năng suất, sản lượng đạt trên 780.000 tấn, tăng hơn năm 2018 khoảng 18.000 tấn, trong đó sản lượng tôm sú 300.000 tấn và tôm thẻ chân trắng 480.000 tấn.

Mới đây, ngày 10/4 , Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả sơ bộ thuế chống bán phá giá (CBPG) cho tôm Việt Nam trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 13 - POR13 (từ 1/2/2017 đến 31/1/2018). Theo đó, mức thuế suất 0% cho 2 bị đơn bắt buộc là Công ty Sao Ta và Công ty Nha Trang; đồng thời cũng là mức thuế bằng 0% cho gần 30 bị đơn còn lại. 

Đây là mức thuế CBPG tốt nhất trong lịch sử 13 năm Việt Nam theo đuổi vụ kiện CBPG tôm của Mỹ. Từ trước đến nay, chưa bao giờ các DN bị đơn bắt buộc được áp mức thuế CBPG 0% và những DN bị đơn tự nguyện còn lại cũng được thuế suất 0%. Mức thuế sơ bộ này kỳ vọng được giữ nguyên trong phán quyết cuối cùng của DOC trong tháng 9 tới, giúp xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ khả quan. 

Thách thức không nhỏ

Mặc dù được hưởng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do, nhưng xuất khẩu tôm của Việt Nam sang các khu vực khác cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó, khó khăn lớn nhất là sự bị động và phụ thuộc về giá cả lẫn chất lượng của thức ăn và con giống.

Ông Hoàng Văn,  Phó tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Trường Giang, thừa nhận, Thái Lan hiện cung cấp nhiều loại con giống mà Việt Nam có thể tiếp cận dù tỷ lệ nuôi sống rất thấp, không quá 40% số con giống ban đầu. Trong khi ở nhiều nước khác, con số này lên tới 70%. “Tại công ty chúng tôi, với kích cỡ 30 con/kg, nếu mang nuôi tới khi đạt 900g/con thì tỷ lệ hao hụt là 55%”.

Thức ăn cho tôm cũng gần như phụ thuộc hoàn toàn vào một số tập đoàn FDI lớn. Trong khi nông dân Ấn Độ tỏ ra lợi thế hơn hẳn khi mua được thức ăn chăn nuôi với giá thấp hơn nông dân Việt Nam 20-50%.

Một điều đáng lưu ý, ngành tôm vẫn gặp phải vấn đề lớn chưa giải quyết được là sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi. Trong khi đó, các thị trường nhập khẩu lớn như châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản ngày càng siết chặt các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, việc lạm dụng chất kháng sinh sẽ trở thành chướng ngại lớn nhất trong việc khẳng định chất lượng tôm Việt Nam.

Còn tại thị trường Australia, lệnh cấm nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín từ các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, vẫn chưa được gỡ bỏ.

Thêm vào đó, việc Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo thẻ vàng IUU đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU từ cuối năm 2017 làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh đối ngành thủy sản Việt Nam nói chung và mặt hàng tôm nói riêng. Hành động này của EC đã kìm hãm đường đi của các mặt hàng này, với mức giảm  4- 20% giá trị xuất khẩu trong năm 2018.

Ngoài ra, những năm qua, tình trạng xâm nhập mặn có xu hướng tăng cao đã thu hẹp đáng kể diện tích nuôi tôm nước lợ, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và nuôi trồng thủy sản.

Hợp tác, liên kết: Yếu tố sống còn

Để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu tôm 4,2 tỷ USD trong năm 2019, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường  yêu cầu các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp triển khai nhiều giải pháp trọng tâm nhằm khai thác tốt nhất cơ hội cho ngành tôm.

Cụ thể, đối với các địa phương, doanh nghiệp, cần tăng cường hợp tác, liên kết trong chuỗi giá trị tôm, coi đây là yếu tố sống còn để hạ giá thành, nâng cao chất lượng, giá trị.

Bên cạnh đó, địa phương, doanh nghiệp  cần tăng cường kiểm soát chất lượng của toàn chuỗi giá trị từ con giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi tôm, đến quy trình sản xuất, chế biến nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, nâng cao khả năng truy xuất nguồn gốc và sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Đại diện VASEPcho hay, hiện các doanh nghiệp ngành tôm đã đề ra nhiều giải pháp. Đầu tiên là, tập trung nâng cao sức cạnh tranh của tôm Việt Nam. Bên cạnh sức ép từ Chương trình Giám sát Thủy sản nhập khẩu của Mỹ (SIMP), cạnh tranh mạnh với giá tôm nhập khẩu từ Ấn Độ, thì thuế CBPG là áp lực lớn nhất cho các doanh nghiệp XK vào thị trường Mỹ và làm giảm sức cạnh tranh của tôm Việt Nam.

Hai là, giải quyết các vấn đề về chất lượng theo Chứng nhận quốc tế. Theo đó, doanh nghiệp cần rà soát lại các sản phẩm tôm có chứng nhận ASC (Hội đồng Quản lý nuôi trồng thủy sản) làm yếu tố chủ đạo để đẩy mạnh XK vào EU. Đồng thời tích cực tạo ra tâm lý tiêu dùng sản phẩm tôm có chất lượng hướng đến ASC.

Ba là, định vị tích cực  Trung Quốc là thị trường lớn, tiềm năng của tôm Việt Nam. Thị trường Trung Quốc ngày càng quan tâm nhiều hơn các sản phẩm có chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, ngành tôm sẽ tăng cường xuất khẩu chính ngạch bằng đường biển vào các thành phố lớn để tăng kim ngạch tại thị trường này.

Cuối cùng, để cụ thể hóa giải pháp thị trường cho mục tiêu xuất khẩu tôm đạt 4,2 tỷ USD trong năm 2019, mục tiêu kim ngạch  với từng thị trường cụ thể cũng đã được đặt ra. Tận dụng lợi thế từ FTA, ngành tôm sẽ tập trung phấn đấu để EU trở thành thị trường nhập khẩu chính của tôm Việt Nam với kim ngạch đạt 1 tỷ USD. Nhóm 4 thị trường còn lại (Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc) cũng đẩy mạnh tăng trưởng với tổng kim ngạch đạt 3 tỷ USD.

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top