Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 15 tháng 5 năm 2019 | 10:56

Nhọc nhằn người sản xuất rau hữu cơ ở Bắc Ninh

Đam mê sản xuất hữu cơ ngay tại TP. Bắc Ninh, nhưng khi “vào cuộc” mới thấy hết muôn vàn khó khăn của lối canh tác bền vững này.

Chị Tô Thị Thu, khu Đồng Quan, phường Vạn An, TP. Bắc Ninh (Bắc Ninh), cho biết, cả 2 vợ chồng chị cùng học ở Học viện Nông nghiệp, ra trường kết hôn, lại cùng đam mê sản xuất sạch.

 

img_5856-1.JPG

 Chị Thu và kỹ sư Học viện Nông nghiệp (áo nâu) thăm vườn rau trong nhà lưới.             

 

Vì vậy, năm 2003, chị thuê 3 mẫu đất ở trong làng để canh tác rau an toàn, cung cấp cho 9 trường mầm non và tiểu học quanh vùng. Tuy nhiên, năm 2006 phải tạm dừng lại, do 2 con còn bé, và 2 bố mẹ già phải trông nom. Chồng chị là thạc sỹ ngành nông nghiệp, phải tham gia giảng dạy 10 lớp sản xuất rau an toàn cho Thành phố nên rất bận.

Mặt khác, thời điểm này, rau sạch, rau bẩn còn lẫn lộn, nên đầu ra rất bấp bênh. Ngoài ra, còn thiếu người quản lý, nên chị Thu phải đích thân đem rau đi bán ở chợ đêm (chợ Nhớn), TP. Bắc Ninh, với giá rẻ như bèo: 5.000 đồng, có lúc 2.000 đồng/kg cũng phải bán, để thu hồi vốn.

Song, niềm đam mê sản xuất sạch, bền vững của 2 vợ chồng chị vẫn không dứt. Vì vậy, năm 2015, anh chị lại bắt tay sản xuất rau hữu cơ.

Theo đó, chị Thu đã thuê 5.000 m2 đất để canh tác hữu cơ, nhưng muôn vàn nhọc nhằn lại ập đến, do canh tác hữu cơ phải cải tạo đất rất lâu. Trong khi chờ phơi đất (2 năm ròng rã), chị tranh thủ  làm nhà xưởng để sản xuất. Song, lại bị mọi người dị nghị.

Nguyên do, đây là đất nội thành Bắc Ninh, rất nhạy cảm, nên không ít người bàn tán, chắc là “mượn cớ” thuê đất để chiếm dụng làm nhà ở.  

Vì vậy, đã có rất nhiều đoàn kiểm tra yêu cầu dừng lại, và chị phải xuất trình giấy tờ, giải thích, gây lãng phí thời gian, tâm lý chán nản.

Vượt lên khó khăn, năm 2017 – 2018, chị Thu đã có các loại rau như:  các loại cải, dền, mồng tơi, rau đay, rau ngót; rau thơm các loại; rau sống các loại. Trung bình 2tấn/vụ, với giá bình quân 25 – 30.000 đồng/kg.

 

img_5889.JPG

 Kỹ sư nông nghiệp lắp đặt dàn phun nước                                                                                                                              

Tưởng như vậy đã hết khó khăn, nhưng sau 2 năm sản xuất, mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình canh tác hữu cơ, song, các loại rau của chị vẫn chỉ đạt chuẩn VietGAP.

“Hoá ra, rau hữu cơ chưa đạt ở khâu cải tạo đất, thời gian phơi đất 2 năm là chưa đủ. Không riêng Bắc Ninh, mà ngay cả Hà Nội, hay bất kỳ một địa phương nào trên cả nước, nhất là nơi có nhiều khu công nghiệp, thời gian cải tạo đất, ít nhất phải 4 năm trở lên.

Do vậy, để đạt chuẩn 100% rau hữu cơ, trước mắt, mình thu dọn vườn,  chờ thêm 2 năm, thậm chí là 3 năm nữa, và quyết tâm theo đuổi canh tác hữu cơ, bao giờ đạt chuẩn GlobanGAP mới thôi”- chị Thu chia sẻ. 

 

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top