Tại thời điểm này, thay vì nói về tương lai “như vẽ” của các dự án, nhiều người cho rằng, những dự án tiền tỷ đang “phơi sương” là những con sâu làm “nghèo thêm” cho Hà Tĩnh.
Theo giải thích của các chủ đầu tư thì lỗi phần nhiều bởi kinh tế khủng hoảng, thị trường đầu ra bị hạn chế, tính toán đầu tư không có lãi, chậm tiến độ là do thiếu vốn…
Tiền tỷ “phơi sương”
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa khẩu Kỳ Hà được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt theo Quyết định số 3770/QĐ-UBND ngày 27/11/2009 với mức vốn hơn 96 tỷ đồng, do Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư. Các hạng mục gồm: Luồng tàu khu neo đậu; đê chắn sóng, chắn cát; hệ thống cột báo hiệu, tín hiệu đường sông; nạo vét luồng tàu từ khu neo đậu đến cửa biển, san lấp mặt bằng…
Dự án này nếu đi vào hoạt động sẽ là nơi trú ẩn an toàn trong mùa mưa bão cho 200 tàu thuyền có công suất tối đa 150CV. Việc tàu thuyền tập trung tránh trú tại khu vực này lâu dần sẽ hình thành thêm khu dịch vụ hậu cần nghề cá, tạo cơ hội chuyển đổi nghề cho hàng trăm hộ dân sống xung quanh khu vực này.
Kỳ vọng là vậy, nhưng khi tiến hành xây dựng đến nay đã hơn 8 năm trôi qua, dự án này vẫn là công trường thi công nham nhở, nhiều hạng mục vẫn chưa được triển khai. Quá trình thi công kéo dài đã khiến luồng lạch ngày càng bị đất cát bồi lắng, các tàu thuyền lớn không thể ra vào neo đậu.
Ông Quốc Trị (thôn Bắc Hà, xã Kỳ Hà) lo lắng: Thời gian qua, ngư dân chúng tôi nhiều lần kiến nghị cấp trên với mong muốn dự án sớm được triển khai xây dựng tuyến bờ kè chắn sóng và nạo vét đất cát ở bên trong âu tàu neo đậu nhưng đến nay chưa có câu trả lời thỏa đáng. Mỗi tàu thuyền của chúng tôi trị giá hàng tỷ đồng, mỗi mùa mưa bão lại nơm nớp không biết có bị bão đánh hỏng hay không”.
Cụm cơ sở hạ tầng gồm trụ sở UBND, trường học, trạm y tế xã Kỳ Lợi được đầu tư hơn 33 tỷ đồng tại khu tái định cư Tân Phúc Thành (thị xã Kỳ Anh), thế nhưng suốt 8 năm qua, các công trình này đang bị bỏ hoang, lãng phí và trở thành nơi chăn thả bò.
Nằm giữa trung tâm khu tái định cư Tân Phúc Thành là trụ sở xã Kỳ Lợi được xây cao 3 tầng, khang trang, kiên cố. Tuy nhiên, ngay từ ngoài đi vào, đập vào mắt chúng tôi là chiếc cổng sắt đã bị gãy, hàng loạt cánh cửa gỗ ở nhiều dãy phòng bị mục khỏi khung và gãy đổ xuống nền nhà, hệ thống kính chắn gió cũng bị vỡ nằm vương vãi, phía trên trần và tường nhà bị bong rộp, sụp đổ từng mảng lớn.
Trong khuôn viên trụ sở hoành tráng này, cỏ dại mọc um tùm, phía trước cổng nhiều đường dây điện được treo tạm bợ lên các cọc tre xiêu vẹo, sà xuống đất rất nguy hiểm. Phân, nước tiểu bò thải ra nằm rải rác khắp nơi khiến mùi hôi thối bốc lên nồng nặc...
Đâu là lý do?
Theo giải thích của các chủ đầu tư thì lỗi phần nhiều là bởi kinh tế khủng hoảng, thị trường đầu ra bị hạn chế, tính toán đầu tư không có lãi,dự án chậm tiến độ là do thiếu vốn… Thế nhưng, phân tích của các nhà chuyên môn lại cho rằng, những lý do trên chỉ là thứ yếu, còn thực chất nằm ở năng lực và tài chính hoặc lập dự án để giữ đất. Bởi thực tế, một số dự án được cấp phép nhiều năm nhưng không triển khai, hoặc triển khai chiếu lệ, để rồi đến kỳ kiểm tra thì xin được gia hạn.
Ông Trần Văn Lâm, Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Lợi, cho biết, năm 2010, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã cho chủ trương xây dựng trụ sở, trường học, trạm xá mới ở vùng đất tái định cư thuộc phường Kỳ Trinh. Tổng số kinh phí để đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở này hơn 33 tỷ đồng. Trụ sở mới đã được xây dựng hoàn thành từ 8 năm nay nhưng do vướng mắc trong quá trình di dời dân đến khu tái định cư mới nên cán bộ xã vẫn phải ở lại làm việc tại trụ sở cũ. Chính vì thế, hiện nay trụ sở mới bị bỏ hoang, bị xuống cấp, hư hỏng trầm trọng.
Cũng theo ông Lâm, trạm y tế xã không sử dụng là do nhu cầu khám - chữa bệnh không có, người dân chưa tập trung lên khu tái định cư. Vì vậy, trạm y tế chủ yếu chỉ làm công tác dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tiêm phòng, tiêm chủng cho người dân; còn khi bị bệnh, người dân hầu như đi bệnh viện... Còn trường cấp 2 được xây dựng với kinh phí hơn 3 tỷ đồng, nhưng sau đó, do học sinh cấp 2 chuyển về học ở Kỳ Trinh nên trường này bị bỏ hoang.
Theo lãnh đạo UBND thị xã Kỳ Anh, dự án di dời dân thuộc dự án cảng Sơn Dương của Formosa, công trình do Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh làm chủ đầu tư. Sau khi xây dựng xong, giao cho UBND xã Kỳ Lợi quản lý. Nguyên nhân khiến các công trình đồng bộ bị bỏ hoang là do chưa thực hiện xong việc di dời dân.
Hiện nay, địa phương đang tích cực vận động, tuyên truyền để toàn bộ hộ dân sớm di chuyển lên ở khu tái định cư, khi đó sẽ sử dụng trụ sở mới này. Tuy nhiên, vị này cũng đang băn khoăn trước kinh phí để sửa chữa lại trụ sở mới đang xuống cấp trầm trọng.
Còn theo ông Lê Đức Nhân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh: Quá trình thi công dự án Khu neo đậu tránh trú bão cửa khẩu Kỳ Hà kéo dài chưa hoàn thành là do nguồn đầu tư quá lớn nên phải chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 đã hoàn thành được một số hạng mục như: Xây dựng bờ kè, nạo vét luồng tàu từ khu neo đậu đến cửa biển với tổng mức đầu tư hơn 96 tỷ đồng. Giai đoạn 2 tiếp tục thi công những hạng mục còn lại, đã được duyệt mức đầu tư gần 80 tỷ đồng. Mặc dù giai đoạn 2 của dự án đã được phê duyệt nhưng do khó khăn về nguồn vốn nên tạm thời chúng tôi vẫn chưa biết đến khi nào mới hoàn thành các hạng mục còn lại?
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.