Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 10 tháng 9 năm 2018 | 12:56

Những nông dân thời 4.0 ở Hà Tĩnh

Tích cực áp dụng công nghệ vào sản xuất, chủ động kết nối thị trường, năng động, nhạy bén bắt kịp với xu thế phát triển thời đại, nhiều nông dân ở Hà Tĩnh đã biết tìm hướng đi cho mình trở thành những ông chủ, bà chủ trên mảnh đất “chảo lửa túi mưa”.

Chuyện làm giàu của những “tỷ phú” nông dân
 
Sinh năm 1976, tốt nghiệp một trường trung cấp, nhưng do điều kiện khó khăn, Trương Xuân Bính trở về quê lập nghiệp. Con đường lập nghiệp của anh  gặp khá nhiều chông gai. Sau khi lập gia đình, anh làm đủ nghề để kiếm sống, từ phụ hồ đến nhận thầu xây dựng các công trình dân sinh ở vùng quê nghèo.
 
Nhưng khát vọng làm giàu lĩnh vực nông nghiệp chưa bao giờ nguội tắt trong  Trương Xuân Bính. Đã là giám đốc một doanh nghiệp ăn nên làm ra, song, anh  không cho phép mình thỏa mãn với hiện tại. Với anh, phát triển Hợp tác xã Minh Lộc chăn nuôi tổng hợp và xây dựng cũng chính là để thỏa mãn giấc mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương xã Cẩm Minh, huyện Cẩm Xuyên.
ab.jpg
Anh Trương Xuân Bính, chủ trang trại cho thu nhập tiền tỷ.
Năm 2003, anh Bính cùng nhiều thành viên ở miền quê Cẩm Minh thành lập Hợp tác xã (HTX) Minh Lộc, hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực kinh doanh, khai thác đất đá, vận tải nhỏ. Thiếu vốn, hoạt động xây dựng trên địa bàn còn nhỏ lẻ, nên HTX của anh Bính hoạt động èo uột, nhiều lần đứng trước nguy cơ giải thể. Khó khăn chồng chất, nhưng người đàn ông chất phác, hiền khô này không nản lòng. Anh chọn một hướng đi mới, thuê đất dựng trại chăn nuôi.
 
Đến nay, trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, HTX Minh Lộc từng bước trưởng thành cả về quy mô và ngành nghề kinh doanh; mạnh dạn thực hiện Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; nâng cao năng lực sản xuất của xã viên, mở rộng thêm nghành nghề phù hợp với nhu cầu sản xuất của địa phương; thường xuyên tập huấn cho xã viên HTX để biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để giảm giá thành, nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.
 
Hàng năm, bình quân HTX xuất 6 lứa lợn, đạt 240 tấn lợn thịt thương phẩm xuất ra nước ngoài và thị trường trong nước, thu lợi nhuận 200 - 300 triệu đồng/lứa; 2 tấn cá các loại, lợi nhuận gần 45 triệu.
 
Năm 2014, HTX đã đầu tư san lấp mặt bằng trên tổng diện tích 6,5 ha và mở rộng thêm quy mô xây dựng trại nái 350 con cung cấp con giống cho HTX, Tổ hợp tác chăn nuôi lợn thương phẩm trên địa bàn huyện với tổng số vốn đầu tư lên đến 12 tỷ đồng… Sau khi đưa vào chăn nuôi, mỗi tháng ước tính có 500 con lợn con xuất chuồng, bán ra thị trường 1,4 triệu đồng/con. Doanh thu đạt 9 tỷ đồng/năm.

Doanh thu năm 2015 của HTX đạt trên 15 tỷ đồng, lợi nhuận trên 1,5 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 200 triệu đồng; năm 2016, doanh thu trên 19 tỷ đồng, lợi nhuận 2 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 250 triệu đồng; năm 2017, doanh thu trên 18,5 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 2 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 300 triệu đồng. 

Năm 2018, HTX Minh Lộc chăn nuôi tổng hợp và xây dựng phấn đấu doanh thu xây dựng công trình và trang trại đạt trên 20 tỷ đồng; lợi nhuận trên 1,5 tỷ đồng; bình quân thu nhập trên 7triệu đồng/người/tháng; nộp ngân sách trên 500 triệu đồng.
 
Điều đặc biệt, khi bắt tay thực hiện hay khi đã thành danh, anh  Bính luôn tâm niệm: “Con đường đi đến thành công ngoài yếu tố may mắn, hẳn không thể thiếu sự cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, biết nắm lấy thời cơ. Làm gì cũng cần có khoa học công nghệ, chịu khó tìm hiểu. Người nông dân trong xu thế hội nhập phải biết liên kết, chia sẻ, hỗ trợ nhau với quan điểm “biết cho đi mới là người giàu có”. Trong lĩnh vực chăn nuôi thì công tác bảm đảm môi trường và dịch bệnh phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt. Đó là “chìa khóa” dẫn đến thành công”.
 
Bắt nhịp thời đại, những người nông dân ở Hà Tĩnh không còn bị động, trông chờ vào sự hỗ trợ hay bằng lòng với quy luật “được mùa - mất giá”. Họ tỉ mẩn trong từng công đoạn, áp dụng khắt khe yêu cầu kỹ thuật, chứ không còn sản xuất “nhờ trời” như trước. Đây cũng là “chìa khóa” để ông Võ Quang Tùng ở xã Xuân Yên, Nghi Xuân chọn cây thanh long cho vườn mẫu của mình.
 
Ông Tùng chia sẻ: Đất cát Xuân Yên kém màu mỡ, trồng cây gì cũng khó khăn, giá trị kinh tế thấp. Đang loay hoay trong việc phát triển kinh tế gia đình, tình cờ một lần xem tivi thấy hướng dẫn cách trồng thanh long ruột đỏ nên tôi bàn với vợ trồng thử trên đất cát vườn nhà. Hồi đó loại cây này đang mới ở đất Nghi Xuân nên tôi phải tự mày mò tìm hiểu từ giống đến kĩ thuật chăm sóc. Sau khi tìm hiểu kĩ, tôi khăn gói vào Ninh Thuận mua hơn 100 gốc. Sau hơn 3 năm, cây đã cho quả ngọt, sản lượng ước đạt gần 3 tấn.
 
Tìm kiếm thị trường tiêu thụ
 
Nói về việc bao tiêu sản phẩm, ông Tùng cho biết: “Qua các trang mạng xã hội thì sản phẩm thanh long ruột đỏ của gia đình đã được kết nối thị trường trong và ngoài tỉnh. Với giá 30.000 – 40.000 đồng/kg, thu nhập từ vườn thanh long đạt 30- 50 triệu đồng/năm”.
 
m3.jpg
Mô hình thanh long ruột đỏ trên đất cát của ông Võ Quang Tùng ở xã Xuân Yên, Nghi Xuân 
Cũng với mục đích tìm kiếm thông tin qua mạng, anh Nguyễn Văn Tiến - nông dân “chính hiệu”, chuyên sản xuất các sản phẩm từ hươu hàng chục năm nay, chủ cơ sở cơ sở sản xuất Nhung Tiến - Hương Sơn, hồ hởi chia sẻ: “Nuôi hươu là nghề truyền thống từ mấy đời của gia đình tôi. Qua sự giới thiệu của bạn bè, tôi tham khảo thêm và tiến hành xây dựng trang web website nhunghuouhuongson.com để quảng bá sản phẩm. Đến nay, tuy mới đưa vào sử dụng được gần 1 năm nhưng thị trường đã mở rộng hơn, có đơn hàng ở các tỉnh miền Nam”.
 
Giờ đây, sản phẩm của cơ sở anh Tiến có thể cung cấp khắp nơi nếu được đặt hàng qua e-mail hay một cuộc điện thoại. Thị trường mở rộng đồng nghĩa với việc hiệu quả sản xuất ngày một tăng, nâng cao thu nhập cho gia đình anh khi hiện nay số lượng lên đến 50 con và cho sản phẩm hàng ngày.
 
Cũng theo anh Tiến, chi phí xây dựng ban đầu của 1 website là 4 triệu đồng, tiền duy trì hoạt động tính ra mỗi tháng chưa đến 100 ngàn đồng cũng là một thuận lợi để các cơ sở kinh doanh vừa có thể thực hiện được.
 
Ông Bùi Nhân Sâm, Chủ tịch hội Nông dân Hà Tĩnh, cho biết: Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” ở Hà Tĩnh phát triển cả bề rộng và chiều sâu, có sức lan tỏa lớn trong tất cả các lĩnh vực. Ngày càng có nhiều nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, với nhiều mô hình có quy mô lớn, thu nhập từ 500 triệu đến trên 1 tỷ đồng/năm. Bình quân hàng năm, Hà Tĩnh có trên 80.000 hộ đạt danh hiệu SXKD giỏi các cấp. Để tiếp thêm nội lực cho người nông dân làm giàu, cùng với khai thác nguồn lực và chính sách của nhà nước, Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng cơ sở vật chất, nguồn lực để hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế. Quỹ hỗ trợ nông dân Hà Tĩnh (Hội Nông dân Hà Tĩnh) hiện đang quản lý 26,5 tỷ đồng; trong đó, nguồn Trung ương là 13,6 tỷ đồng, nguồn tỉnh cấp từ ngân sách 5,5 tỷ đồng, nguồn cấp huyện 6 tỷ đồng và nguồn vận động từ cấp xã là 1,4 tỷ đồng. Tính đến thời điểm này, Hội Nông dân Hà Tĩnh đã giải ngân 105 dự án cho 1.050 hộ vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân. Từ đây, nhiều mô hình kinh tế ra đời, phát triển, góp phần nâng cao đời sống người dân.
 
"Phát huy kết quả đạt được, Hội Nông dân tỉnh sẽ tiếp tục đưa phong trào phát triển theo chiều sâu, theo hướng liên kết, hợp tác, đoàn kết trong sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thông tin sản xuất, tìm kiếm thị trường và các chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn", ông Sâm thông tin thêm.
 
 
Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top