Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 21 tháng 3 năm 2018 | 20:46

Những ông chủ 9x ở Anh Sơn

Lớn lên từ những miền quê nghèo nhưng bằng sự năng động, sáng tạo, khát khao làm giàu, nhiều thanh niên 9x ở Anh Sơn (Nghệ An) đã phấn đấu hết mình và trở thành những ông chủ khi tuổi đời còn rất trẻ.

Thu tiền tỷ từ chăn nuôi lợn ngoại và gà đồi

Đó là mô hình chăn nuôi lợn sạch và gà sạch của chàng thanh niên 9x Bùi Đăng Thích ở thôn 7, xã Đức Sơn. Không chọn cao đẳng, đại học để làm con đường tiến thân như bao bạn bè cùng trang lứa, tốt nghiệp trung học phổ thông, Thích quyết định đi làm thuê cho các trang trại chăn nuôi lớn ngoài miền Bắc để vừa có tiền, vừa đúc rút kinh nghiệm cho mình. Công việc làm thuê vất vả, khó nhọc, nhưng bù lại, Thích lại học được cách chăn nuôi khoa học và bài bản từ những trang trại lớn, thêm vào đó là học được cách nắm bắt nhu cầu của thị trường và đầu ra của sản phấm.

Khi đã có chút vốn cùng với kinh nghiệm, Bùi Đăng Thích trở về quê hương để tự xây dựng trang trại cho chính mình. Nhận thấy đầu ra của việc chăn nuôi lợn giống ổn định, anh gom tiền tiết kiệm, vay mượn bạn bè, người thân đầu tư gần 1 tỷ đồng để xây dựng hệ thống chuồng trại, mua 30 con lợn nái giống ngoại về nuôi.

Với kinh nghiệm sẵn có, công việc chăn nuôi của Thích khá thuận lợn, hiện nay mỗi năm đàn lợn nái ngoại của gia đình anh cung cấp ra thị trường khoảng 700 con lợn giống, thu về trên từ 500-600 triệu đồng.

Không chỉ có vậy, tận dụng diện tích vườn đồi anh còn tập trung chăn nuôi 6.000 con gà sạch mỗi năm. Hiện tại, với mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại và gà đồi đã mang lại cho anh nguồn thu xấp xỉ 1 tỷ đồng/năm, sau khi trừ chi phí cũng cho lãi khoảng 500 triệu đồng.

Chia sẻ kinh nghiệm thành công trong chăn nuôi, anh Thích cho biết: Điều quan trọng đầu tiên là khâu chọn con giống, phải có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, cùng với đó là công tác vệ sinh chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh, có như vậy thì đàn vật nuôi mới khỏe mạnh và phát triển tốt.

anh-1-1.jpg
Mô hình nuôi lợn giống ngoại của anh Bùi Đăng Thích cho thu nhập cao

 Kỹ sư về quê trồng gừng

Đang có thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng với nghề kỹ sư cơ khí, nhưng với ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, anh Nguyễn Viết Nghĩa (SN 1990) ở thôn 9, xã Tào Sơn đã quyết định nghỉ việc về quê để gây dựng trang trại.

Không ít người cho rằng Nguyễn Viết Nghĩa dở hơi khi từ bỏ công việc tốt với đồng lương ổn định để về quê làm nông dân. Nhưng với Nghĩa được về quê, gây dựng cho mình trang trại là ước mơ từ bấy lâu ấp ủ.

Về quê, được cha mẹ trao cho 10ha đất đồi rừng, Nghĩa quyết định xây dựng cho mình một mô hình kinh tế tổng hợp từ vườn rừng ao chuồng, trong đó 9ha anh tập trung trồng keo tràm, 5 sào ao dùng để nuôi cá, ngoài ra anh còn nuôi 6 con bò, 300 con gà siêu trứng.

Với bản tính sáng tạo, muốn làm những thứ mới mẻ. Trong một lần tìm hiểu trên mạng xã hội thấy trồng gừng trong bao tải dưới tán cây dễ làm mà lại cho thu nhập cao, vậy là anh làm thử. Từ đất cát, trấu, phân..., Nghĩa pha trộn hốn hợp rồi bỏ vào trong bao tải để trồng 3.000 gốc gừng, mỗi gốc cho 3kg củ, bán với giá 40.000 đồng/kg, trừ chi phí anh thu về trên 120 triệu đồng/năm.

anh-2-2.jpg
Mô hình trồng gừn trong bao tải cho thu nhập cao của anh Nguyễn Viết Nghĩa

Làm giàu từ sản xuất trà xanh chất lượng cao

Mặc dù có tuổi đời còn rất trẻ nhưng chàng thanh niên Võ Văn Sáng sinh năm 1995 ở thôn 5 xã Hùng Sơn đã có cho mình một xưởng sản xuất chè thủ công chất lượng cao với thu nhập mỗi năm xấp xỉ 600 triệu đồng.

Sáng tâm sự, năm 2015 hoàn thành xong nghĩa vụ quân sự, tôi định đi học nghề, nhưng nghĩ mãi, chẳng biết học nghề gì… rồi nhận thấy ở địa phương nguồn nguyên liệu chè dồi dào, nhưng bởi giá trị của sản phẩm trà xanh còn thấp nên thu nhập của bà con chẳng được là bao. Với mong muốn nâng cao giá trị cây chè của quê hương, Sáng đã quyết định ra tận Thái Nguyên để học cách làm chè Móc Câu. Sau gần nửa năm theo học, dần dà Sáng cũng rút ra cho mình kinh nghiệm, rồi trở về quê đầu tư máy móc thiết bị để mở xưởng.

Hiện nay, cơ sở sản xuất trà chất lượng cao của Võ Văng Sáng mỗi năm sản xuất trên 3 tấn trà xanh, thu nhập xấp xỉ 600 triệu đồng, ngoài ra còn giải quyết việc làm cho 12 lao động.

anh-3-1.jpg
Sinh năm 1995 Võ Văn Sáng đã tự mở cở sở chế biến chè thủ công chất lượng cao

Anh Thái Doãn Quỳnh phó bí thư huyện đoàn Anh Sơn, cho biết: Có thể nóim từ phong trào thanh niên lập thân lập nghiệp, trên địa bàn huyện Anh Sơn đã có không ít những thanh niên làm giàu khi tuổi đời đang còn rất trẻ, họ thật sự là những tấm gương dám nghĩ, dám làm và thật sự sáng tạo. Nhiều sản phẩm hàng hóa do họ làm ra đã trở thành các mặt hàng có giá trị, có tính cạnh tranh cao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện, toàn huyện Anh Sơn có 37 mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi có thu nhập từ 100-300 triệu đồng trở lên.

 

 

 

Huyền Trang
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top