Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 17 tháng 2 năm 2017 | 3:9

Niềm vui đầu xuân của người trồng ớt, tỏi

Đến Hội Làm vườn (HLV) xã An Thịnh (Lương Tài - Bắc Ninh) vào những ngày đầu năm mới, chúng tôi bắt gặp cảnh người dân nơi đây đang rộn ràng kết thúc mùa tỏi để chuyển sang chăm sóc ớt chuẩn bị thu hoạch vào cuối xuân. Nhiều hội viên HLV An Thịnh  cho biết, giá tỏi năm nay cao hơn những năm trước; ớt cũng dự kiến được mùa nên bà con rất phấn khởi.

Chăm sóc ớt ở thôn An Trụ.

Vừa sản xuất, vừa tiêu thụ...          

Bà Trần Thị Huệ ở thôn An Trụ cho biết, An Thịnh có truyền thống trồng hành, ớt, tỏi từ bao đời nay. Mùa tỏi thường bắt đầu từ tháng 8 âm lịch đến Rằm tháng Giêng năm sau mới kết thúc. Riêng gia đình bà Huệ trồng 2 mẫu (1 mẫu Bắc Bộ = 3.600m2) tỏi, đã thu hoạch 1,4 mẫu trước Tết; diện tích còn lại đang hoàn tất để chuyển sang chăm sóc ớt. Đây là giống tỏi tía truyền thống của địa phương, cánh nhỏ, múi chắc ôm sát vào nhau và có mùi thơm đặc biệt. Tỏi ưa đất quen, nếu chuyển sang đất lạ phải trồng thử nghiệm, nếu không sẽ bị cao su (xốp, dai...), hoặc không biết cách chăm sóc tỏi cũng không có nhân, không có mùi thơm. Quý nhất là tỏi 1 nhân (chỉ 1 củ chủ, không có múi), trong 2 mẫu tỏi, bà Huệ chỉ chọn được khoảng 20kg tỏi 1 nhân. Giá bán của loại tỏi này lên tới 120.000đồng/kg; trong khi tỏi bình thường chỉ 65.000 đồng/kg. Sau khi thu hoạch phải làm lán để phơi tỏi phòng khi trời mưa. Tỏi được bán quanh năm ở An Thịnh, trong đó, 65% bán tươi, 35% còn lại bán tỏi khô (65.000đồng/kg). Với diện tích của gia đình mình, bà Huệ phải để giống cho vụ tới 2 tấn tỏi tươi, tương đương 7 tạ tỏi khô.

Mùa tỏi năm nay, giá tỏi cao hơn vụ trước nên bà con rất phấn khởi; hộ nhiều nhất doanh thu 120 - 150 triệu đồng/năm; bình quân 60 -80 triệu đồng/hộ/năm. 

Ngoài trồng tỏi, ông Đỗ Danh Tú còn có 2 sào hành, 5 sào ớt số 7 (giống Trung Quốc), quả to dài, khi chín đỏ mọng, độ cay tương đương ớt ta, nhưng năng suất cao hơn. Nếu chăm sóc tốt có thể đạt trên 1 tấn/sào, bình quân 5.000 -7.000 đồng/kg bán tại ruộng; giá ớt thấp vì bị thương lái ép giá do chưa xây dựng được thương hiệu.

An Trụ có khoảng 300 - 400 hộ trồng ớt, hộ cao nhất đạt 7-8 triệu đồng/sào; bình quân 5-6 triệu đồng/sào. Ớt kim giá cao hơn, đạt 10 triệu đồng/sào (50 - 70 hộ trồng), nhưng cũng không thoát khỏi cảnh bị tư thương ép giá. Không như tỏi, ớt chỉ bán đến hết vụ thì xong, ớt xanh có thể bán ngay từ đầu vụ.

Tổ chức quần chúng tự nguyện

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Trung Kiên, Phó chủ tịch UBND xã An Thịnh, Chủ tịch HLV An Thịnh, cho biết: “Đúng như bà con phản ánh, chúng tôi đang lúng túng trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Hiện, tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT cùng bà con An Thịnh xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nói trên. Sau đó, HLV sẽ kết hợp với Hợp tác xã kiểu mới tiêu thụ sản phẩm, đồng thời, tuyên truyền để bà con góp đất quy hoạch vùng sản xuất”.

An Thịnh hiện có 7 chi hội với 585 hội viên, trong đó có nhiều hội viên Hội Nông dân cũng tham gia HLV. Hội viên cùng phối kết hợp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giúp nhau vay vốn, tạo điều kiện cho nhau sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Không những chú trọng mảng trồng trọt, Hội còn tập trung vào mô hình chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, gia súc, gia cầm. Đặc biệt là phong trào cải tạo vườn tạp sang trồng cây có giá trị kinh tế cao được hội viên đồng tình ủng hộ. Theo đó, đã có hàng trăm gia đình chuyển đổi những vườn cây có thu nhập thấp sang trồng hoa, cây cảnh cho thu nhập cao. Ngoài ra, năm 2016, Hội còn kết hợp với Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông, thú y tổ chức 6 buổi tập huấn với 420 hội viên tham gia, trong đó có 3 lớp trồng trọt; 2 lớp nuôi trồng thủy sản; 1 lớp chăn nuôi gia súc, gia cầm.    

Tuy nhiên, cũng theo ông Kiên thì, bên cạnh những việc đã làm được vẫn còn một số tồn tại hạn chế như: Tổ chức Hội chậm được củng cố từ xã xuống cơ sở. Việc duy trì hoạt động của Hội ở các thôn chưa được thường xuyên, liên tục. Công tác xây dựng quỹ phát triển chậm, chưa đều. Việc tạo điều kiện giúp hội viên xây dựng dự án vay vốn sản xuất kinh doanh chưa nhiều, chưa kịp thời.

Năm 2017, An Thịnh tiếp tục củng cố tổ chức Hội, phát huy vai trò nòng cốt ở cơ sở; đổi mới phương thức hoạt động theo yêu cầu phát triển kinh tế VAC trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tổ chức sản xuất theo hướng phát triển hàng hoá, tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị canh tác; mở rộng diện tích trồng hành, ớt, tỏi, song song với việc xây dựng thương hiệu. Thu hút thêm nhiều hội viên, ngoài đối tượng là nông dân cần quan tâm đến cựu chiến binh, cán bộ công nhân viên chức nghỉ hưu. Phấn đấu đến cuối năm kết nạp 150 - 200 hội viên mới.

Dương An Như

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Điền có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất trên địa bàn TP Cần Thơ. Những năm qua, diện tích trồng cây ăn trái của huyện liên lục tăng, hiệu quả sản xuất được nâng cao, tăng thu nhập cho nông dân.

  • Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    HG12 và HN6 là hai giống lúa thuần đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận lưu hành, trình diễn qua 05 vụ sản xuất tại nhiều đồng ruộng khác nhau trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, mang lại kết quả đáng ghi nhận.

  • Chuyện người Dao làm kinh tế

    Chuyện người Dao làm kinh tế

    Trên cung đường bê tông uốn lượn dưới chân đồi quế thẳng tắp vươn mình đón nắng, thôn Bỗng 2 xã Cam Cọn (Bảo Yên, Lào Cai) dần hiện hữu.

  • Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Với quyết tâm xóa đói giảm nghèo, thay đổi thói quen sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình, ông Nguyễn Duy Vĩnh - hội viên Hội Cựu chiến binh xã Bãi Trành (Như Xuân, Thanh Hóa) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, xây dựng mô hình trang trại VAC, mang lại thu nhập 1,6 tỷ đồng mỗi năm.

  • Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Sau 4 năm thực hiện nuôi gà bằng thảo mộc, chàng trai Hà Minh Nguyện (SN 1993), phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) đã tạo ra nguồn thực phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao. Hiện, trứng gà thảo mộc của Nguyện đã có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

  • Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Những chàng trai, cô gái đã đem sức trẻ chinh phục núi rừng để xây dựng quê hương thứ 2 ở Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) A Lưới, khu vực biên giới tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từng bước xây dựng Làng trở thành mô hình điểm về phát triển kinh tế hiệu quả do chính thanh niên làm chủ.

Top