Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 22 tháng 5 năm 2019 | 8:1

Nông dân Lai Châu lại khó tiêu thụ chuối do quy định từ Trung Quốc

Nông dân Lai Châu gặp khó về thị trường tiêu thụ chuối khi phía Trung Quốc siết chặt yêu cầu truy xuất nguồn gốc hàng hóa.

Đến nay tỉnh Lai Châu đã phát triển khoảng 3.500ha chuối, tập trung ở các huyện Phong Thổ, Sìn Hồ, Nậm Nhùn và Mường Tè. Trong đó, riêng huyện Phong Thổ phát triển khoảng 3.000ha, tập trung chủ yếu ở các xã biên giới.

nong dan lai chau lai kho tieu thu chuoi do quy dinh tu trung quoc hinh 1
Nông dân Lai Châu gặp khó về tiêu thụ chuối do quy định truy xuất nguồn gốc từ Trung Quốc.

Trước kia, sản phẩm chuối chủ yếu được người dân bán cho các thương lái tại địa phương, rồi xuất sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay bà con nông dân đang gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ, do phía cơ quan chức năng Trung Quốc yêu cầu truy xuất nguồn gốc hàng hóa. 

Ông Hà Văn Um, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu cho biết: Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh chỉ quy hoạch phát triển khoảng 200ha chuối. Tuy nhiên, xét trên nhu cầu thực tế của thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, các huyện đã để người dân trồng tự phát mở rộng trên 3.500ha. Hiện nay, muốn truy xuất được nguồn gốc để gỡ khó về thị trường, người nông dân phải có tổ chức đứng ra đại diện để thực hiện các quy trình sản xuất. 

“Chuối của Lai Châu là trồng tự phát, nhà nước chưa chỉ đạo gì, nhưng mà thấy dân làm thì cứ để cho dân làm. Bây giờ Trung Quốc yêu cầu truy xuất nguồn gốc khiến bà con cũng gặp khó khăn. Muốn truy xuất được nguồn gốc là phải có một tổ chức thực hiện được quy trình sản xuất và trên cơ sở đấy người ta mới truy xuất nguồn gốc. Hiện Lai Châu đang định hướng cho người dân thành lập Hợp tác xã, trên cơ sở đấy người ta mới cấp giấy chứng nhận”, ông Hà Văn Um cho hay./.

 

Khắc Kiên
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top