Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 23 tháng 2 năm 2019 | 10:56

Nông dân Quảng Ngãi khóc ròng vì giá mía rớt thê thảm

Chưa có năm nào giá mía tại Quảng Ngãi rớt thê thảm như năm nay. Giá mía giảm lại không có ai mua nên nhiều nông dân phải kêu thương lái đến cho.

Ở cái tuổi “thất thấp cổ lai hy” nhưng bà Nguyễn Thị Tình ở xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi vẫn phải gồng gánh cuốc cày trên một sào ruộng mía với hy vọng dành dụm ít tiền dưỡng già. Đến kỳ thu hoạch hơn 1 tháng, mía đã trổ cờ, bà chờ mãi chẳng có ai đến mua. Chẳng biết xoay xở ra sao, bà đành phải kêu thương lái đến cho để kịp dọn đất chuẩn bị cho vụ trồng sắn sắp đến.

Bà Tình than thở, mía bán họ không mua, cho họ đốn để lấy đất trồng sắn, chứ bây giờ không ai mua mà mình đi đốn cũng không được.

Gia đình bà Tình neo đơn nên thương lái ưu tiên nhận mía. Những người khác cho mãi không ai nhận đành phải đốt bỏ, dọn đất để trồng cây khác mong bù lỗ cho vụ mía này.

 

nong dan quang ngai khoc rong vi gia mia rot the tham hinh 1
Nông dân đốt mía để dọn đất làm vụ khác.

 

Bà Trương Thị Cúc ở xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh xót xa kể, 5 sào mía năm ngoái đến kỳ thu hoạch, giá mía chỉ ở mức 1,1 triệu đồng/tấn nhưng cũng kiếm được 25 triệu đồng. Thế nhưng, vụ mía này chẳng có ai đến mua, mà cho cũng không có người nhận nên đành phải đốt mía.

Bà Cúc than phiền ở thôn này có đến hàng chục hộ phải đốt mía bỏ đi: “Mía bán không được thì phải đốt đi, đốt hốt củi bỏ lên chở về chụm, phá lấy đất tỉa bắp”.

Những năm trước đây, cây mía mang lại cuộc sống khá giả cho nhiều người dân ở tỉnh Quảng Ngãi. Thế nhưng năm nay, nhiều người lâm cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất vì mía bán không ai mua mà cho cũng chẳng ai lấy.

Ông Nguyễn Chánh, một trong những thương lái buôn mía hàng chục năm nay cho biết, những năm trước, giá mía tăng cao, ông thu mua mía cây tại ruộng từ 1,5-2 triệu đồng/tấn. Năm ngoái mía hạ ở mức 1,1 triệu đồng/tấn, mỗi sào bà con cũng thu được 5 triệu đồng nên nhiều người vẫn tiếp tục trồng mía. Còn năm nay, giá mía hạ chỉ còn chưa được một nửa so với năm ngoái, nhiều người gọi cho mía nhưng ông đều từ chối vì tính ra tiền thuê nhân công làm và thuê xe vận chuyển đến nhà máy nhiều hơn cả tiền bán mía.

 

vov_mia_2_uyli.jpg
Người dân thu hoạch mía nhưng không biết bán cho ai.

 

“Mấy năm trước tôi mua một sào giá từ 1,5-2 triệu đồng/sào cho nông dân. Năm nay nông dân cho mía nhưng chở tới nhà máy cũng bị lỗ. Vì trước kia mua 1,1 triệu đồng/tấn, năm nay mua 770.000 đồng/tấn nhưng chở vô còn 660.000 đồng/tấn, lỗ vốn nên họ cho mà không dám lấy”, ông Nguyễn Chánh  cho hay.

Thời gian qua, để khuyến khích nông dân trồng mía, vào đầu vụ, Nhà máy đường Phổ Phong tạm ứng trước cho người trồng mía mỗi sào 1 triệu đồng để mua ngọn mía và phân bón. Cuối vụ, Nhà máy sẽ thu mua mía và trừ lại khoản tiền đã mượn. Bây giờ, mía bán không có ai mua, nhiều người đành ngậm ngùi đốt mía và tìm chỗ vay tiền trả nợ cho nhà máy./.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

Top