Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 9 tháng 2 năm 2018 | 16:22

Nông dân Trà Vinh được mùa, trúng giá vụ Tết

Nhờ chuyển đổi cây trồng từ cây lúa sang trồng màu, vụ Tết năm nay hầu hết nông dân sản xuất đều được mùa, trúng giá.

Tết này nông dân Trà Vinh có thêm niềm vui mới vì sản xuất vụ hoa màu trúng mùa, trúng giá. Trong những ngày sum họp đầu xuân, bên tách trà, ly rượu là những câu chuyện về chuyển đổi cây trồng vật nuôi được nông dân bàn rôm rả. Kế hoạch làm ăn này được nông dân bàn tính, bắt tay vào thực hiện trong những tháng đầu, của năm mới.

Cũng như người dân chung quanh, năm nay anh Trần Văn Toàn, ở ấp Đai Tèn, xã Lương Hòa A, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh đón xuân trong không khí rộn ràng hơn vì tất cả thành viên đều tề tựu tại gia đình để đón tết. Đã mấy năm nay, tết ở xóm vùng quê Đai Tèn rất vui vì hầu hết mọi người có cuộc sống khá lên nhờ chuyển đổi cây trồng từ cây lúa sang trồng màu. Đặc biệt, vụ màu tết năm nay hầu hết nông dân sản xuất được mùa, trúng giá.

 

nong dan tra vinh duoc mua, trung gia vu tet hinh 1
Việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác đang phát huy hiệu quả. (Ảnh minh họa: KT)
Trúng nhất là những hộ nông dân trồng bầu, mỗi công 1.000 m2 , người trồng thu lãi gần 40 triệu đồng sau 2 tháng canh tác. Những gia đình trồng dưa leo, khổ qua, hành lá cũng thu lãi từ 15 - 20 triệu đồng/công.

 “Trước đây làm lúa mỗi năm lời được 200.000 đồng, chưa kể chi phí bơm nước. Thu nhập thấp khiến cuộc sống khó khăn, chỉ khi chuyển sang trồng màu, thu nhập tăng lên mới cất được căn nhà. Tết này gia đình sinh hoạt thoải mái, có tiền cho con cái học hành”, anh Toàn chia sẻ.

Ở xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành - vùng căn cứ cách mạng trước đây, nhờ có chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nên đến nay điện, đường đều đến được mọi nhà. Tết năm nay diện mạo vùng quê hoàn toàn thay đổi. Đường giao thông xiên qua vườn dừa, vườn xoài, dọc hai bên đường nhiều căn nhà tường khang trang vừa mới xây, trước là những hàng mai vàng rực rỡ.

Ông Huỳnh Văn Sa, ở ấp Sóc Thác cho biết, bình quân 1 công đất cho thu nhập mỗi năm từ 30 - 50 triệu đồng. Có được như vậy là do bà con tận dụng không gian dưới tán cây ăn trái, chăn nuôi thêm gà thả vườn, Do vậy, thu nhập trên đơn vị diện tích tăng gấp 2 - 3 lần so trước đây. Sản xuất thuận lợi, có nhiều cơ hội làm giàu nên nhà nhà đều tranh đua nhau nâng cao thu nhập.

“Ngày trước gia đình không chăn nuôi, vườn tược chưa cho trái nhiều nên có thể đóng cửa đi chơi, nhưng bây giờ đi đâu cũng tranh thủ vì kinh tế là tranh đua. Những gia đình trồng cam, bưởi, quýt xoài dịp này cũng thu hoạch xuất bán, hết chợ mới được nghỉ”, ông Sa tâm sự.

Ông Võ Văn Thuận, chủ tịch Hội nông dân huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh cho biết, hiện nay nhờ trình độ canh tác, khả năng ứng khoa học kỹ thuật của nông nâng lên, đặc biệt bà con khá nhạy bén trong nắm bắt nhu cầu thị trường nên phần lớn đều sản xuất có lãi.

Hơn nữa, việc thực hiện chủ trương của Chính phủ về chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang vật nuôi, cây trồng khác trên địa bàn đang phát huy hiệu quả; giá trị sản xuất bình quân mỗi ha đất tăng 1,5 - 3 lần so với trước khi chuyển đổi. Tết này nông dân Trà Vinh có được một cái tết khá sung túc, đầm ấm.

“Xuân Mậu Tuất này tất cả bà con, đặc biệt hội viên nông dân huyện phấn khởi. Hội Nông dân huyện sẽ tiếp tục duy trì sản xuất, phát triển nhân rộng mô hình phấn đấu mỗi địa phương có 1 sản phẩm chủ lực có chất lượng càng cao, từ đó nâng cao đời sống nông dân cao hơn so với năm 2017”, ông Thuận cho biết.

Năm mới, nông dân Trà Vinh bàn chuyện làm ăn mới. Câu chuyện chuyển đổi từ mô hình sản xuất độc canh cây lúa sang trồng rau màu và trồng cây ăn trái kết hợp với chăn nuôi gia cầm được nhiều nông dân chọn lựa. Đó là những mô hình sản xuất dự báo sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững./.

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top