Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 23 tháng 11 năm 2018 | 16:1

Nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm

Ngày 23/11, tại TP. Sầm Sơn, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa tổ chức “Hội thảo sơ kết dự án xây dựng mô hình nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm năm 2018”

Tham dự hội thảo có lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Sở NN&PTNT Thanh Hóa, Trung tâm Khuyến nông và đại diện các hộ dân tiêu biểu về nuôi cá rô phi theo mô hình VietGAP của các tỉnh, thành: Hải Dương, Bắc Giang, Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh; các đơn vị cung ứng thức ăn, chế phẩm sinh học… cho các hộ dân nuôi cá rô phi theo mô hình VietGAP và các doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ sản phẩm.
 
Phát biểu tại Hội thảo, ông Kim Văn Tiêu, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, nhấn mạnh: “Việc áp dụng VietGap/BMP để nuôi rồng thủy sản nói chung và nuôi cá rô phi nói riêng là khuynh hướng tất yếu, bắt buộc trong tương lai. Khi sản xuất, nuôi trồng được áp dụng quy phạm VietGAP thì tin chắc sản phẩm không chỉ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, mà còn đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu sang các nước khác”.
dsc_0006.JPG
Ông Kim Văn Tiêu, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biểu tại hội thảo.
“Hiện nay, việc áp dụng kỹ thuật và tiêu chuẩn VietGAP để nuôi cá rô phi đơn tính đực đã thành công, cho năng suất cao, đạt từ 20-25 tấn/ha/vụ, nhưng lại chưa được áp dụng rộng rãi. Vì thế, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo này, để chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật…nhằm mục đích nhân rộng mô hình liên kết nuôi cá rô phi theo tiêu chuẩn VietGAP, để giảm thiểu rủi ro, tăng năng suất, đạt lợi nhuận kinh tế cao cho nông dân”, ông Tiêu khẳng định.
 
Được biết, trước ngày Hội thảo diễn ra, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức cho các đại biểu đi tham quan mô hình nuôi cá rô phi theo tiêu chuẩn VietGAP tại hộ gia đình ông Phạm Văn Nghiêu, ở xã Hà Vân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Tại đây, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, kỹ thuật… trong việc nuôi cá rô phi theo tiêu chuẩn VietGAP.
img_1191.JPG
Các đại biểu tham dự hội thảo đi tham quan mô hình nuôi cá rô phi theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Hà Trung (Thanh Hóa)

Trong thời gian diễn ra Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ, trao đổi về nguồn thức ăn, kỹ thuật và quy chuẩn trong việc xử lý môi trường ao, hồ, nguồn nước…. để nuôi cá rô phi theo tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời, thảo luận về nguồn giống đầu vào và định hướng sản phẩm đầu ra.

Tại Hội thảo, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông của các tỉnh, thành đã trình bày nhiềutham luận có tính khoa học, kỹ thuật và kinh nghiệm thực tiễn trong việc áp dụng mô hình nuôi cá rô phi theo tiêu chuẩn VietGAP, đem lại hiệu quả kinh tế cao ở địa phương mình. Bên cạnh đó, ở phần thảo luận, các đại biểu đã cùng nhau làm nổi bật về ưu điểm trong việc nuôi cá rô phi theo tiêu chuẩn VietGAP so với cách nuôi truyền thống, như: Tỷ lệ cá sống cao; rút ngắn được thời gian nuôi; ít dịch bệnh; chất lượng thịt bảo đảm an toàn thực phẩm, được thị trường ưa chuộng; giá trị kinh tế cao…
dsc_0003.JPG
Toàn cảnh Hội thảo sơ kết dự án xây dựng mô hình nuôi cá rô phi theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm năm 2018

Trước toàn thể các đại biểu về tham dự Hội thảo, đại diện Trung tâm khuyến nông Quốc gia đã thông tin về kết quả triển khai dự án xây dựng mô hình liên kết nuôi cá rô phi theo tiêu chuẩn VietGAP, gắn với tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2016 – 2018.

Kết thức Hội thảo, các đại biểu đã thống nhất về định hướng áp dụng mô hình nuôi cá rô phi theo tiêu chuẩn VietGAP, để mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, nâng cao đời sống.
 
 
 
 
Văn Cương - Xuân Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • Cây trồng “khát” nước, người dân như ngồi trên đống lửa

    Cây trồng “khát” nước, người dân như ngồi trên đống lửa

    Mới đầu hè, các huyện miền núi tỉnh Phú Yên như Sông Hinh, Sơn Hoà, Đồng Xuân đã đối mặt với “cơn khát”, khi nhiều ao hồ khô cạn, cây trồng thiếu nước...

  • Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Kế hoạch số 145 về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn năm 2024, nhằm thực hiện việc chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả, không đảm bảo nước tưới, năng suất thấp sang trồng các loại cây hàng năm, lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

  • Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã và đang nỗ lực triển khai các mô hình hỗ trợ sinh kế, bước đầu đạt kết quả khả quan, tạo động lực cho người dân trong hành trình thoát nghèo.

Top