Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 23 tháng 3 năm 2018 | 10:51

Nuôi tôm thẻ ứng dụng công nghệ cao, lãi khá

Trước tình hình môi trường các vùng nuôi tôm công nghiệp ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh gia tăng, chất lượng tôm thương phẩm không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thì việc đầu tư mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao là hướng đi đúng và bền vững.

t12d.jpg
Ao nuôi được lót bạt và lắp hệ thống cung cấp ôxy tại cơ sở nuôi tôm của anh Vịnh.

Anh Phạm Thế Vịnh ở ấp Bà Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã mạnh dạn đầu tư kinh phí để thiết kế và xây dựng 2.000m2 mặt nước ao cũ thành các ao nuôi tôm thẻ theo mô hình ứng dụng công nghệ cao.

Ngoài 2 ao sẵn sàng (nuôi tôm giai đoạn 2) được xây dựng thiết kế lót vải bạt xung quanh bờ và đáy ao, làm hố xiphông đáy, sử dụng lưới lan để che, hệ thống cung cấp ôxy được thiết kế bằng các giàn quạt nước và máy nén khí truyền qua hệ thống ống nhựa được lắp sẵn ở đáy ao, anh cải tạo và sửa chữa lại các ao xử lý, ao lắng để cấp và thay nước hàng ngày; một ao ương (nuôi tôm giai đoạn một) để nuôi tôm trong giai đoạn từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 30.

Theo anh Vịnh, nuôi tôm thẻ theo mô hình ứng dụng công nghệ cao mật độ nuôi có thể đạt từ 250 - 300 con/m2, năng suất lên đến 40 tấn/ha, một năm thả nuôi 3 - 4 vụ. Tuy nhiên, việc đầu tư cho quy trình đòi hỏi rất nghiêm ngặt. Nước trước khi đưa vào nuôi tôm được bơm vào các ao xử lý diệt khuẩn bằng các hóa chất nằm trong danh mục được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép, sau đó nước được bơm qua ao chứa và để lắng hoàn toàn các chất huyền phù kết tủa. Sau 7-10 ngày nước được chuyển qua ao ương. Tại ao ương, nước được gây màu tảo bằng các chế phẩm sinh học. Khi nước có màu xanh của tảo lục, kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, NH3, H2S đạt tiêu chuẩn thì tiến hành thả tôm giống. Con giống cũng được tuyển chọn rất kỹ bằng phương pháp test PCR để hạn chế bệnh lây nhiễm, nhất là hội chứng bệnh Taura và chết sớm. Sau thời gian 30 ngày, toàn bộ tôm nuôi tại ao ương được chuyển qua ao sẵn sàng (nuôi giai đoạn 2) bằng hệ thống ống dẫn tự chảy.

Do ao nuôi tôm giai đoạn một thiết kế với diện tích nhỏ bằng 1/4 ao sẵn sàng, thời gian nuôi ngắn nên dễ kiểm soát dịch bệnh và có thể nuôi với mật độ cao, tới 1.000 con/m2, giảm rủi ro cao nếu có hiện tượng dịch bệnh chết sớm xảy ra. Cũng như việc chuyển tôm sang ao sẵn sàng thực hiện bằng đường ống dẫn tự chảy an toàn hơn nhiều so với việc sử dụng lưới vợt, hạn chế tối đa cá thể tôm bị xây xát.

Nuôi tôm theo mô hình ứng dụng công nghệ cao việc quản lý môi trường ao nuôi hoàn toàn không dùng thuốc kháng sinh, chỉ sử dụng các chế phẩm sinh học, theo dõi, điều chỉnh thức ăn qua nhá (sàng) bằng máy cho ăn tự động. Hiện, tại cơ sở nuôi của anh việc quản lý môi trường và cho ăn đều thực hiện bằng quy trình bán tự động.

“Trong tương lai chúng tôi sẽ đầu tư các thiết bị kiểm soát môi trường bằng hệ thống tự động, dữ liệu môi trường được tích hợp vào phần mềm máy tính, khi có hiện tượng biến động, hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo kịp thời hoặc xử lý tự động khi các chỉ tiêu ôxy hoặc pH biến động thất thường. Ngoài ra, máy cho ăn tự động cũng được thiết kế tự động dựa theo tần số sinh học của tôm. Khi tôm đói, chúng phát ra âm thanh, máy cho ăn tự động có gắn đầu dò cảm biến thu thập tín hiệu báo về hệ thống và tự động cho ăn theo nhu cầu của tôm”, anh Vịnh chia sẻ thêm.

 

 

Trọng Hoàng
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh long vàng - hướng đi mới

    Thanh long vàng - hướng đi mới

    Hiện nay, một số farm tại Bình Thuận đang tìm hướng đi mới cho cây thanh long. Thanh long vàng có cơ chế tự vệ, lớp vỏ bóng dày, do đó, không bắt thuốc bảo vệ thực vật. Và kháng côn trùng tự nhiên nên thanh long vàng thích hợp sản xuất hữu cơ.

  • Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Điền có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất trên địa bàn TP Cần Thơ. Những năm qua, diện tích trồng cây ăn trái của huyện liên lục tăng, hiệu quả sản xuất được nâng cao, tăng thu nhập cho nông dân.

  • Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    HG12 và HN6 là hai giống lúa thuần đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận lưu hành, trình diễn qua 05 vụ sản xuất tại nhiều đồng ruộng khác nhau trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, mang lại kết quả đáng ghi nhận.

  • Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Với quyết tâm xóa đói giảm nghèo, thay đổi thói quen sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình, ông Nguyễn Duy Vĩnh - hội viên Hội Cựu chiến binh xã Bãi Trành (Như Xuân, Thanh Hóa) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, xây dựng mô hình trang trại VAC, mang lại thu nhập 1,6 tỷ đồng mỗi năm.

  • Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Sau 4 năm thực hiện nuôi gà bằng thảo mộc, chàng trai Hà Minh Nguyện (SN 1993), phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) đã tạo ra nguồn thực phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao. Hiện, trứng gà thảo mộc của Nguyện đã có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

  • Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Những chàng trai, cô gái đã đem sức trẻ chinh phục núi rừng để xây dựng quê hương thứ 2 ở Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) A Lưới, khu vực biên giới tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từng bước xây dựng Làng trở thành mô hình điểm về phát triển kinh tế hiệu quả do chính thanh niên làm chủ.

Top