Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 9 tháng 9 năm 2018 | 8:4

Phát hiện nhiều sai phạm trong vụ tận thu gỗ

Phát hiện sai phạm trong việc tận thu gỗ rừng phòng hộ; công bố 17 cơ sở kinh doanh nông sản Trung Quốc; phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa lũ... là thông tin nổi bật tin tuần qua ở Tây Nguyên

Đắk Lắk: Phát hiện nhiều sai phạm trong vụ tận thu gỗ

Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk khẳng định có 6ha rừng phòng hộ bị "tỉa thưa" những cây lớn. Trong khi đó, Hạt Kiểm lâm huyện Ea Kar (Đắk Lắk) khẳng định, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Kar (Cty Lâm nghiệp Ea Kar) đã khai thác rừng trước khi được cơ quan chức năng cấp phép.

ac-l-rung-991.jpg

 Gỗ rừng phòng hộ bị khai thác trái phép

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NNPTNT) tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk kiểm tra, xác minh. Kết quả kiểm tra khẳng định có việc khai thác trái phép rừng phòng hộ tại lâm phần của Cty Lâm nghiệp Ea Kar quản lý.

 Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk, từ đầu năm đến nay, Cty Lâm nghiệp Ea Kar thực hiện chủ trương khai thác, tận thu gỗ rừng trồng bị gãy đổ do bão số 12 năm 2017, tại lâm phần của đơn vị.

Theo đó, diện tích khai thác là gần 6ha tại lô 1a khoảnh 1, lô 1a khoảnh 2, tiểu khu 701, địa giới hành chính xã Cư Bông, huyện Ea Kar. Mức độ thiệt hại khoảng 70%. Từ ngày 17.7-24.7, Cty Lâm nghiệp Ea Kar đã ký hợp đồng với một cá nhân tận thu được hơn 90m3 gỗ.

 Tuy nhiên, kết quả kiểm tra của Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk cho thấy tại khu vực này đã xảy ra tình trạng khai thác sai đối tượng, cắt hạ cả những cây không gãy đổ, có đường kính khoảng 30-40cm.

Ngoài ra, cách khu vực tận thu khoảng 300m xảy ra tình trạng san ủi đường trái phép để khai thác chọn. Diện tích bị khai thác chọn này khoảng 6ha, nằm ngoài khu vực bị ảnh hưởng bão. Những cây bị chặt hạ trái phép là cây keo lá tràm nằm rải rác ven đường, sườn núi…

 Trước đó, Hạt Kiểm lâm huyện Ea Kar cho biết, tại thôn 16, xã Cư Bông phát hiện khai thác keo rừng trồng với diện tích 9,3ha tại khoảng 1,2 tiểu khu 701, lâm phần Cty Lâm nghiệp Ea Kar. Hiện trường khai thác này trùng khớp với số gỗ mà Công an huyện Ea Kar thu giữ ngày 22.8 (khối lượng gỗ thu giữ là hơn 52m3).

Còn theo báo cáo của Cty Lâm nghiệp Ea Kar, công ty đã ký hợp đồng với ông Vi Văn Sính (xã Cư Yang, huyện Ea Kar) về việc thu gom, khai thác gỗ rừng trồng phòng hộ.

Trong đó, có 23,69ha tại tiểu khu 692, xã Cư Yang và 5,91ha tại tiểu khu 701, xã Cư Bông. Tổng khối lượng khai thác đã nghiệm thu là 291,9m3 và đã tiêu thụ hết khối lượng gỗ. Việc tận thu đã kết thúc từ ngày 30.7 nhưng sau đó, các đối tượng trộm cắp đã vào khai thác gỗ trái phép. 

Lý giải vì sao không kiểm tra toàn bộ khu vực rừng bị tàn phá báo chí đã phản ánh mà chỉ kiểm tra một điểm tại tiểu khu 701, xã Cư Bông, ông Y Định Kbuôr, Trưởng phòng Sử dụng và Phát triển rừng (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk) nói: “Sẽ tiếp tục chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Ea Kar kiểm tra, báo cáo".

  Ngoài việc tổ chức tận thu gỗ gãy đổ, Cty Lâm nghiệp Ea Kar cũng được giao khai thác trắng gỗ rừng phòng hộ tại khu vực giải phóng mặt bằng, thi công hồ chứa nước Krông Pắk Thượng.

 Báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện Ea Kar cho biết, ngày 21.8, Sở NNPTNT tỉnh Đắk Lắk có quyết định cấp phép cho Cty Lâm nghiệp Ea Kar khai thác trên diện tích 3,27ha tại lô 1, khoảnh 1, tiểu khu 701. Tuy nhiên, ngày 23.8, Hạt Kiểm lâm huyện Ea Kar phối hợp với các lực lượng kiểm tra phát hiện điểm khai thác thuộc lô 13, khoảnh 1- không đúng với vị trí được cấp phép - với diện tích 0,26ha.

 Báo cáo này cũng khẳng định, thời điểm khai thác cách thời điểm kiểm tra khoảng 15 ngày (tức trước ngày được cấp phép khai thác 13 ngày). Hiện trường cho thấy còn sót lại cây keo nằm ngổn ngang, một số thân cây đã bị chặt và vận chuyển đi, lá cây đã khô, rụng hết. 

  Báo cáo này cũng cho biết, tại vị trí khai thác nói trên phát hiện một phần diện tích bị san ủi bằng máy bánh xích không còn gốc cây. Đáng chú ý, theo báo cáo cập nhật diễn biến rừng hàng năm, tại lô 13, khoảnh 1, tiểu khu 701 là đất trống nhưng thực tế lại có rừng trồng.

 Báo cáo từ cơ sở là vậy nhưng trong báo cáo ngày 5.9 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk lại cho rằng: "Công ty đã khai thác trên diện tích khoảng 0,26ha/3,27ha được cấp phép... Việc khai thác trắng gỗ rừng trồng để giải phóng mặt bằng thi công dự án hồ chứa nước Krông Pắk Thượng được Công ty Lâm nghiệp Ea Kar thực hiện đúng quy định, chưa thấy sai phạm” (!?). 

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk, việc khai thác sai đối tượng, ủi đường trái phép, cắt gỗ rừng trồng ngoài hiện trường, tận thu gỗ gãy đổ đã được Công an huyện Ea Kar xác minh, thu thập hồ sơ để xử lý.

 Tuy nhiên, để xảy ra tình trạng trên là do Cty Lâm nghiệp Ea Kar chưa thực hiện đúng hướng dẫn; buông lỏng quản lý, chưa phân giao trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân phụ trách giám sát khai thác. Bên cạnh đó, Công ty này cũng không báo cáo và phối hợp với cơ quan chức năng; không xây dựng và gửi phương án thu gom cho hạt kiểm lâm và cơ quan chức năng.

 Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk đề nghị UBND tỉnh giao cho Công an tỉnh chỉ đạo Công an huyện Ea Kar điều tra, làm rõ sai phạm và xử lý các tổ chức, cá nhân liên quan; chỉ đạo Cty Lâm nghiệp Ea Kar tổ chức kiểm điểm nghiêm khắc trách nhiệm người đứng đầu, tập thể, cá nhân liên quan việc buông lỏng quản lý, báo cáo kết quả về UBND tỉnh trước ngày 20.9.

 Lâm Đồng: Công bố 17 cơ sở kinh doanh nông sản Trung Quốc.

 Trước tình trạng một số mặt hàng nông sản Trung Quốc được các thương nhân nhập về Lâm Đồng rồi thay đổi mẫu mã, xuất bán với mác hàng Đà Lạt, gây nhầm lẫn, thiệt hại cho người tiêu dùng và nông dân địa phương, Sở Công Thương tỉnh này vừa có đợt tổng kiểm tra hoạt động kinh doanh nông sản tại TP Đà Lạt, 2 huyện Đơn Dương và Đức Trọng.  

lam-đ-269.jpg
Nhận diện nông sản Đà Lạt và nông sản Trung Quốc

 

Qua đợt kiểm tra, các cơ quan chức năng đã công khai 17 cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản Trung Quốc, chủ yếu là khoai tây, hành tây, cà rốt, tỏi…

Trong đó, TP Đà Lạt có 6 cơ sở, đều tập trung trong chợ đầu mối nông sản Đà Lạt, gồm: cơ sở của bà Lê Thị Nhung, Nguyễn Thị Vân, Đỗ Thị Mỹ, Trần Thị Thùy Trang, Đoàn Thị Chè và bà Vũ Kim Tùng.

Tại huyện Đức Trọng có 7 cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản Trung Quốc, gồm: quầy rau Tèo Ly, cơ sở Hoa Lợi (đường Phan Huy Chú, thị trấn Liên Nghĩa); cơ sở Thảo Nam (đường Trần Nguyên Hãn, thị trấn Liên Nghĩa); cơ sở Hanh Vân (đường Lạc Long Quân, thị trấn Liên Nghĩa); vựa rau Liên Cẩu (đường Nguyễn Biểu, thị trấn Liên Nghĩa)

Cơ sở Toàn Luyện (đường Trần Hưng Đạo, thị trấn Liên Nghĩa); và bà Nguyễn Thị Tạo (chợ Liên Nghĩa). Huyện Đơn Dương có 4 cơ sở kinh doanh nông sản Trung Quốc, gồm: vựa rau Chúc Em (thị trấn Thạnh Mỹ); cơ sở Huy Uyên (thị trấn Thạnh Mỹ); vựa rau gia đình ông Nguyễn Anh Tuấn và vựa rau gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Thảo (xã Lạc Lâm).

Trong quá trình kiểm tra, đoàn đã lấy 7 mẫu ngẫu nhiên, gồm 5 mẫu khoai tây và 2 mẫu hành tây Trung Quốc; kết quả kiểm tra đều đạt tiêu chuẩn về chất lượng an toàn thực phẩm.

 Theo Sở Công thương, các mặt hàng nông sản của Trung Quốc rất khó phân biệt với sản phẩm nông sản được trồng tại Lâm Đồng. Người tiêu dùng rất khó nhận diện, không loại trừ khả năng hiện nay tại các chợ bán lẻ cho người tiêu dùng Lâm Đồng có các sản phẩm hành tây, khoai tây, tỏi và cà rốt Trung Quốc.

 Vẫn còn tình trạng thương nhân nhập khoai tây Trung Quốc rồi trộn đất nhằm làm giả khoai tây Đà Lạt. Đây là hành vi kinh doanh không lành mạnh, ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng và thương hiệu nông sản Đà Lạt. 

 Cũng theo Sở Công thương, nông sản Trung Quốc có giá rất rẻ so với nông sản Đà Lạt. Giá nhập hành tây Trung Quốc khoảng 2.700 đồng/kg, khoai tây từ 1.900 - 3.700 đồng/kg, tỏi là 13.000 đồng/kg. Sau khi đưa về Lâm Đồng, các cơ sở này xuất đi tiêu thụ với giá sỉ cao ít nhất gấp 2 lần giá gốc. Thị trường lớn nhất là TP HCM, các tỉnh miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia.

Để ngăn chặn hàng Trung Quốc đội lốt nông sản Đà Lạt, tháng 6/2018, UBND tỉnh đã phê duyệt đề án thí điểm nhận diện sản phẩm khoai tây Đà Lạt. Trong thời gian tới, Sở Công thương sẽ phối hợp với UBND các huyện, thành phố tiếp tục rà soát, kiểm tra các cơ sở kinh doanh nông sản Trung Quốc; đồng thời, tổ chức tuyên truyền, vận động các cơ sở kinh doanh lành mạnh, bảo vệ thương hiệu nông sản địa phương.

 Tu Mơ Rông: Chủ động phòng, chống dịch bệnh trong mùa mưa lũ

Chúng tôi có mặt tại làng Đăk Ptrang, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông sau những ngày mưa lũ xảy ra liên miên trong tháng 8 vừa qua để nắm bắt tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân nơi đây. 

anh-k-tum-2199.jpg
Phun thuốc giệt muỗi phòng trừ dịch bệnh

Hỏi thăm sức khỏe người dân sau bão lũ vừa qua, ai ai cũng biết ơn sự quan tâm của ngành Y tế huyện đối với công tác phòng, chống dịch bệnh cho nhân dân.

Con đường vào thôn Đăk Ptrang gập ghềnh và dốc đứng. Thế nhưng, với hơn 10 năm làm công tác y tế dự phòng ở vùng rừng núi này, anh Trần Văn Chiến - cán bộ Khoa Kiểm soát bệnh tật của Trung tâm Y tế huyện vẫn vững vàng tay lái chở chúng tôi kèm theo một máy phun thuốc diệt muỗi cột ở phía sau.

Vừa đi, anh Chiến vừa tâm sự: Nhờ làm tốt công tác dự phòng, nên trong ba năm trở lại đây, trên địa bàn huyện không xảy ra một loại bệnh dịch nào. Đặc biệt sau những ngày mưa lũ vừa qua, 100% cán bộ của Khoa Kiểm soát bệnh tật đều xuống cơ sở túc trực hướng dẫn nhân dân phòng, chống bệnh tật, nên người dân rất yên tâm.


Bác sĩ Y Giáo - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Đăk Hà cho biết: Trong những ngày mưa lũ vừa qua, trên địa bàn xã tình hình dịch bệnh có tăng hơn so với những tháng trước và diễn biến có phần phức tạp, trong đó chủ yếu là các bệnh như viêm phổi, tiêu chảy, cúm, rối loạn tiêu hóa... Cụ thể, so với cùng kỳ năm trước, bệnh viêm phổi tăng 23%, bệnh tiêu chảy tăng 30%...Vào đến thôn Đăk Ptrang, anh Chiến đưa chúng tôi đến thăm một vài hộ dân. Chị Y Điện 31 tuổi, người dân của thôn Đăk Ptrang cho biết: Nhà mình có 5 người, sau đợt mưa lũ vừa qua, hai vợ chồng  vẫn mạnh khỏe và đi làm rẫy thường luôn. Riêng mẹ già và hai đứa con còn nhỏ thì có bị ho. Mình đã đến Trạm Y tế xã khám và bác sĩ cấp thuốc về uống nay đã đỡ rồi.

Tuy nhiên, dịch bệnh xảy ra chưa đến mức độ thành dịch và chưa gây thiệt hại đến tính mạng người dân. Trạm đã phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức công tác phòng và chống dịch. Trong đó, Trạm đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân phòng tránh lũ và cách phòng dịch bệnh. Sau mưa lũ, cán bộ y tế của Trạm đã dùng dung dịch khử khuẩn Cloramin B để khử khuẩn nguồn nước cho người dân đảm bảo an toàn.

 Làm việc với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Thành Thảo – Phó Giám đốc kiêm Phó trưởng Ban chỉ đạo Ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018 Trung tâm Y tế huyện cho biết: Mưa lũ kéo dài thì các bệnh về hô hấp, tiêu chảy, cảm cúm… thường hay xảy ra, đặc biệt là đối với trẻ em, người già. Điều này, Trung tâm đã tiên lượng và triển khai đến cán bộ trạm y tế để chủ động các biện pháp phòng ngừa cho người dân.

Đặc biệt, toàn huyện đã có 56,4% số hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và 38,7% số hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh. Các trạm y tế xã và Bệnh viện huyện đã thực hiện đạt 100% về nước sạch và vệ sinh môi trường nước, nhà tiêu cũng như quản lý chất thải y tế… Đây là yếu tố quan trọng để người dân tránh những bệnh giao mùa hoặc mưa lũ kéo dài dễ gây ô nhiễm môi trường.

 

 

An Như (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top