Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 16 tháng 1 năm 2018 | 10:56

Phú Yên: Khóm Đồng Đinh được mùa, được giá

Những ngày này, đến 3 xã Hòa Định Tây, Hòa Quang Nam, Hòa Quang Bắc và thị trấn Phú Hòà, huyện Phú Hòa (Phú Yên), đâu đâu cũng thấy cảnh mua bán khóm Đồng Dinh tấp nập. Nhiều thương lái đổ về đây mua sỉ hoặc mua lại của những người bán lẻ. Niềm vui được mùa, được giá đã thấy rõ.

Dọc Quốc lộ 25 đoạn qua khu vực xã Hòa Định Tây, xe máy chở khóm chạy rộn ràng từ sáng sớm. Tại đây cũng có 2 - 3 xe tải thường xuyên túc trực bên suối Cái để chờ bốc khóm chuyển ra Bắc và các tỉnh phía Nam tiêu thụ. Chúng tôi gặp ông Nguyễn Văn Nam (ngụ xã Hòa Định Đông) đang lên rẫy hái khóm. Năm nay, ông Nam trồng hơn 1ha khóm và sau khi trừ chi phí còn lãi 80 triệu đồng/ha. Tuy phải hơn nửa tháng nữa mới biết giá khóm ổn định ở mức nào, nhưng hiện tại, ông đã lãi gấp rưỡi năm ngoái. 

Dọc tuyến quốc lộ 25 đoạn qua khu vực xã Hòa Định Tây đâu đâu cũng thấy cảnh mua bán khóm Đồng Dinh tấp nập

Theo người dân trồng khóm, thường họ trồng lứa khóm tơ thu hoạch mùa đầu, mỗi màu cây ra 5-6 cây con quanh gốc, sau đó tách bỏ bớt chừa lại 3-4 cây con để chăm sóc cho ra trái, cứ như thế thu hoạch lứa khóm gốc 5-7 năm.

Vợ chồng chị Lê Thị Thảo (xã Hòa Quang Nam) có nhiều năm thu gom khóm đi bán ở các tỉnh phía Bắc nên biết rất rõ vùng nào ở Phú Yên cho khóm chất lượng. Khóm Đồng Dinh với đặc điểm tiểu vùng khí hậu, ngoài chất lượng thơm, ngọt thanh, khi chín có màu vàng sáng, trái to đều trông rất đẹp nên được ưa chuộng. Khóm không cân ký mà đếm chục rồi bỏ vào trong túi nylon bán với giá 100.000 đồng/chục (mỗi trái khóm nặng gần 1kg). Tuy từ nay đến cận Tết, giá còn biến động nhiều, nhưng với mức giá hiện tại, nông dân đã lãi nhiều. Năm nay, do đã đặt mua nguyên rẫy khóm với diện tích 3ha từ cách đây hơn 4 tháng nên hiện giờ, anh chị rất vui vì khóm có giá. Có mấy người “ăn chắc”, chờ đến gần thu hoạch mới đi dạo các rẫy để hỏi mua thì giá khóm đã tăng nhiều so với cách đây 4 tháng nên họ cũng không lãi bao nhiêu. Đó là chưa kể nông dân cũng lo xa bán khóm từ khi cây mới ra trái nên thương lái rất khó mua được nhiều dịp cận tết. Vì vậy, có người phải mua lại của những người thu gom lẻ đang túc trực hàng ở ngã ba suối Cái đoạn vào rẫy Đồng Dinh.

Người dân chở khóm đến nơi tập kết để bán cho các thương lái

Theo cô Thủy  - người có hơn 15 năm chuyên đóng gói khóm để vận chuyển bằng xe tải, vụ năm nay, lượng khóm vận chuyển ra Bắc nhiều hơn năm ngoái khoảng 60%. Chỉ vào các bịch nilông đựng khóm đã có một hai trái chín vàng, cô Hoa nói: “Đóng hàng cật lực mà vẫn không kịp, khóm già rồi nên chín nhanh. Nhưng khóm Đồng Dinh dù xanh hay chín đều đẹp”. Khóm Đồng Dinh trồng trên đất rẫy rất chịu hạn, đến nay vùng khóm này hình thành 18 năm. “Nhờ trồng khóm mà nhiều người xây được nhà lầu và mua cả xe tải. Tại thị trấn Phú Hòa, có xóm nhà chuyên trồng khóm, mấy năm qua tích lũy xây dựng nhà cửa khang trang, nhiều người quanh vùng gọi là xóm “biệt thự” từ khóm”, cô Thủy chia sẻ.

Các thương lái thu gom khóm để vận chuyển ra các tỉnh phía Bắc và phía Nam tiêu thụ

Theo lãnh đạo UBND huyện Phú Hòa, vùng trồng khóm Đồng Dinh rộng gần 500ha, có gần 200 hộ dân chuyên trồng khóm, hộ trồng nhiều trên 10ha, còn lại đa số mỗi hộ trồng 7-8ha. Khóm Đồng Dinh được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận thương hiệu. Hiện huyện Phú Hòa đang lập dự án mở rộng diện tích, kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng cơ sở chế biến để đảm bảo ổn định đầu ra; hình thành vùng sản xuất hàng hóa nông sản tập trung và tăng thu nhập cho nông dân./.

Anh Thi

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top