Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 5 tháng 6 năm 2018 | 9:40

Quản lý quỹ đất đô thị chưa tốt

Sáng nay (5/6), Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà tiếp tục trả lời chất vấn trước Quốc hội.

tran-hong-ha-1.jpg

Thí điểm xử lý đất xen kẹt 

Trả lời chất vấn của đại biểu Phùng Văn Hùng về xử lý đất xen kẹt, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, tình trạng đất xen kẹt thường xảy ra ở các đô thị, các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đồng ý cho UBND 2 thành phố này thí điểm trong việc giải quyết đất xen kẹt. 

Quan điểm của Bộ là, nếu đất xen kẽ đủ lớn, quy hoạch để thực hiện các công trình công cộng phúc lợi xã hội thì Nhà nước sử dụng thành công trình phúc lợi xã hội. 

Còn đối với đất có thể chuyển đổi thành trung tâm thương mại, phục vụ cho nguồn lực phát triển kinh tế, thì UBND các địa phương sẽ thực hiện quyền đấu giá để tạo nguồn vốn, nguồn lực từ quỹ đất này để phát triển các công trình thương mại dịch vụ. 

Những mảnh đất xen kẹt chưa đủ lớn, trong trường hợp đó chúng ta sẽ xác định theo điểm, nếu liền kề hộ dân nào thì tạo điều kiện cho hộ dân đó chuyển sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở và phải chịu trách nhiệm về tài chính.

"Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến đại biểu là nếu địa phương không có nhu cầu sử dụng những mảnh đất xen kẹt đó thì chúng ta phải tạo điều kiện cho cá nhân chuyển đổi mục đích sử dụng, dĩ nhiên phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch sử xây dựng đô thị ở địa phương, ở vùng đó" – Bộ trưởng nói.

Quản lý quỹ đất đô thị chưa tốt

Chất vấn Bộ trưởng, đại biểu Nguyễn Sĩ Cương (Ninh Thuận) nêu vấn đề: Bộ trưởng đánh giá như thế nào về quản lý sử dụng đất đai ở các đô thị hiện nay. Ví dụ, đô thị hiện nay rất thiếu chỗ đỗ xe, nhưng cứ đề xuất xây bãi đỗ xe thì trả lời là không có quỹ đất. Nhưng mới đây, Hà Nội tự rà soát thì phát hiện ra 499 bãi trông giữ xe trái phép. Hiện tại, hầu hết các trường học đều biến thành điểm trông giữ xe ngày và đêm. Bộ trưởng có ý kiến như thế nào về vấn đề này?

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng cho rằng vai trò quản lý đất đô thị thuộc về UBND các tỉnh và thành phố. Liên quan đến từng cấp, kể cả cấp quận, cấp huyện, cấp phường, cấp xã. Trên thực tế, chúng ta có quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng.…

Vấn đề đại biểu nêu liên quan đến khâu quản lý các quỹ đất, đặc biệt là quỹ đất đã cấp cho các cơ quan sự nghiệp, các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị quản lý nhà nước, đất của nhiều dự án.

Bộ trưởng thừa nhận hiện Hà Nội chỉ có 7% trong quỹ đất cho giao thông tĩnh và giao thông động. Rõ ràng nhu cầu về bãi đỗ xe của các đô thị là rất lớn, thời gian qua tuy đã bố trí quỹ đất làm các khu trông giữ xe nhưng do quản lý kém nên đã sử dụng không đúng mục đích.

Theo Bộ trưởng, trong ví dụ của đại biểu nêu có cả vấn đề về triển khai cụ thể hóa quy hoạch, có cả vấn đề hiện nay không sử dụng tốt quỹ đất chưa sử dụng, nhiều doanh nghiệp, dự án đang cho thuê làm bãi giữ xe, nếu cần thì chúng ta phải thu hồi để đáp ứng các yêu cầu đó. Đấy là công tác quản lý chưa đến nơi đến chốn.

Bộ trưởng cũng không đồng tình với việc các trường học, trường đại học... trở thành nơi giữ xe ngày đêm, điều này không đảm bảo an toàn môi trường và không đúng quy hoạch.

 

 

 

D.T
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top