Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 10 tháng 8 năm 2018 | 23:29

Quảng bá, phân phối nhãn và nông sản an toàn Sơn La tại Hà Nội

Từ ngày 10-18/8/2018, Hapro và Intimex sẽ triển khai chương trình quảng bá, phân phối và tiêu thụ sản phẩm nhãn cùng một số sản phẩm nông sản khác tại 22 điểm siêu thị.

Sơn La là vùng đất không chỉ nổi tiếng với hình ảnh ruộng bậc thang, cao nguyên, núi rừng đẹp và hùng vĩ mà còn nổi tiếng với nhiều sản phẩm đặc sản vùng miền, đặc biệt là nhãn Sông Mã và sản phẩm nông sản an toàn.

Theo thống kê, năm 2018,  Sơn La là 7.707ha nhãn Sông Mã, sản lượng ước đạt khoảng 62.000 tấn, trong đó: Sản lượng có truy xuất nguồn gốc ước 15.000 tấn, chiếm 80% diện tích cây ăn quả của địa phương. Quả nhãn tròn, vỏ quả màu vàng nâu căng mịn, cùi dày trắng và ráo nước, hạt nhỏ. Đưa vào miệng nếm thử có vị ngọt thanh vừa phải, cùi ăn rất giòn. Ngoài sản phẩm nhãn còn có một số sản phẩm nông sản khác như: Xoài, bơ sáp, bí xanh Mộc Châu, mướp hương Mộc Châu, rau cải mèo Mộc Châu, thanh long ruột đỏ… đều đạt chứng nhận VietGAP và GlobalGAP, đảm bảo là thực phẩm sạch và rõ nguồn gốc. Do vậy, người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng mua sắm.

ng-đinh-tiến-thành-phó-tổng-giám-đốc-hapro-phát-biểu.JPG
Ông Đinh Tiến Thành, Phó tổng giám đốc Hapro phát biểu tại sự kiện.

 

Hiểu được những lợi thế mà vùng đất này mang lại, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La, Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Sơn La phối hợp với Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) – công ty thành viên thuộc Tập đoàn BRG, tổ chức Sự kiện “Tuần lễ nhãn và nông sản Sơn La năm 2018” tại Siêu thị HaproMart C13 Thành Công nhằm đẩy mạnh hoạt động liên kết, đưa các đặc sản vùng miền vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích Hapromart – Haprofood – Intimex; đồng thời quảng bá các nông sản an toàn tới người tiêu dùng, giới thiệu những địa chỉ cung cấp nông sản an toàn; qua đó, tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho nông sản an toàn của tỉnh Sơn La, trong đó nhãn Sông Mã là sản phẩm chủ lực.

ng-vũ-đức-thuận-phó-gđ-sở-kế-hoạch-và-đầu-tư-tỉnh-sơn-la-phát-biểu.JPG
Ông Vũ Đức Thuận, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La phát biểu tại sự kiện Sự kiện “Tuần lễ nhãn và nông sản Sơn La năm 2018”.

 

Hiện tại, thị trường tiêu thụ chính của các mặt hàng nông sản này tập trung tại thị trường nội địa, cụ thể là thành phố Hà Nội. Vì vậy, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La và Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh Sơn La sẽ tích tực đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm trong hệ thống phân phối bán lẻ trong cả nước, trong đó phải kể đến hệ thống siêu thị lớn như: BigC, chuỗi siêu thị- cửa hàng tiện ích HaproMart, HaproFood thuộc Hapro và chuỗi siêu thị Intimex.

nhãn-sông-mã-sơn-la-được-người-tiêu-dùng-yêu-thích-min.JPG
Nhãn Sông Mã Sơn La được người tiêu dùng yêu thích.

 

Từ ngày 10-18/8/2018, Hapro và Intimex sẽ triển khai chương trình quảng bá, phân phối và tiêu thụ sản phẩm nhãn cùng một số sản phẩm nông sản khác tại 22 điểm siêu thị, trong đó có 17 điểm của Hapro và 5 điểm của Intimex trên địa bàn thành phố Hà Nội, huy động tối đa cán bộ nhân viên tham gia vào việc xúc tiến bán sản phẩm. Tại các điểm bán, nhãn Sông Mã và các mặt hàng nông sản sẽ được trưng bày tại vị trí bắt mắt, thu hút người tiêu dùng.

khách-hàng-mua-nhãn-sông-mã-sơn-la-min.JPG
Khách hàng mua nhãn Sông Mã Sơn La.

 

Bên cạnh đó, Hapro còn tích cực đẩy mạnh hoạt động quảng bá qua nhiều kênh truyền thông đa dạng như: Truyền thông trên một số cơ quan thông tấn báo chí (báo giấy, báo điện tử, đài phát thanh, đài truyền hình) có uy tín của Trung ương và Hà Nội, triển khai công tác marketing online: banner, website (http://www.haprogroup.vn), fanpage (https://www.facebook.com/haprogroup/?ref=bookmarks)... nhằm đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ cũng như đưa sản phẩm Nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La tới gần hơn với người tiêu dùng Thủ đô.

DANH SÁCH ĐỊA ĐIỂM HAPROMART, HAPROFOOD (HAPRO):

  • HaproMart C12 Thanh Xuân, Thanh Xuân, Hà Nội
  • HaproMart C13 Thành Công, Ba Đình, Hà Nội
  • HaproMart K3 Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội
  • HaproMart G3 Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội
  • Điểm bán hàng tại Sảnh tầng 1, Tòa nhà Hapro 11B Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội
  • HaproMart E6 Quỳnh Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • HaproMart Kim Chung 1, Đông Anh, Hà Nội
  • HaproMart Kim Chung 2, Đông Anh, Hà Nội
  • HaproMart B3A Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội
  • HaproHaHaaagg HaproMart E7 Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Ha HaproMart Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Ha HaproMart 362 Phố Huế, Hai Bà Trung, Hà Nội
  • Hapro Ha HaproFood 24-26 Trần Nhật Duật, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • HaproFood 135 Lương Đình Của, Đống Đa, Hà Nội
  • Ha HaproFood 68 Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • HaproFood 9 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Trung tâm TM Vân Hồ 51 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội

DANH SÁCH SIÊU THỊ INTIMEX:

  • Siêu thị Intimex 120 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Siêu thị Intimex 175 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
  • Siêu thị Intimex 15-17 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
  • Siêu thị Intimex 142 Lê Duẩn, Đống Đa, Hà Nội
  • Siêu thị Intimex 174 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top