Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 24 tháng 1 năm 2019 | 13:47

Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển nông sản sạch

Những năm gần đây, Quảng Nam đã xây dựng thành công nhãn hiệu và thương hiệu hàng hóa cho các sản phẩm nông nghiệp an toàn (NNAT), hữu cơ (HC) như: sâm Ngọc Linh, quế Trà My, tiêu Tiên Phước, sản phẩm Đảng sâm, ba kích Tây Giang…

1.JPG
Quảng Nam đã sản xuất thành công các nhãn hiệu và thương hiệu hàng hóa cho các sản phẩm nông nghiệp an toàn, hữu cơ.

 

Nhiều mô hình hiệu quả

Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam, đến nay, các địa phương trong tỉnh bước đầu xây dựng thành công một số mô hình NNAT, nông nghiệp sạch (NNS) có hiệu quả, tạo ra sản phẩm nông sản HC, sạch, an toàn và sản xuất (SX) theo chuỗi giá trị.

Đó là, rau hữu cơ (RHC) Thanh Đông tại Cẩm Thanh, RHC, rau an toàn Trà Quế tại Cẩm Hà (Hội An); RHC Điện Phương, gạo HC, an toàn Phong Thử (Điện Bàn); gạo đen theo hướng HC-HTX NN HC Bình Quý (Thăng Bình); rau VietGAP, an toàn Mỹ Hưng tại Bình Triều (Thăng Bình); RAT Bàu Tròn ( Đại An), gạo an toàn Ái Nghĩa (Đại Lộc)...

Các chuỗi sản phẩm an toàn, HC: Đậu phụng, bò, rau của HTXNN Điện Quang (Điện Bàn), trong đó chuỗi sản phẩm lạc đã gắn với việc xây dựng thành công thương hiệu “Dầu phụng đất Quảng”.

Phát triển  hồ tiêu tại Tiên Phước, Phú Ninh; các loại cây bản địa như giống ớt A Riêu ở  Đông Giang; chăn nuôi heo bản địa, ngan địa phương ở vùng miền núi.

Nuôi thủy sản theo hướng an toàn, hữu cơ như nuôi ghép tôm sú với cá dìa kết hợp trồng rong câu chỉ vàng tại Hội An, Núi Thành; trồng rong nho, rong câu chỉ vàng tại Núi Thành.

Các mô hình SX an toàn theo hướng HC liên kết chuỗi tiêu thụ của các cơ sở, trang trại, tổ hợp tác, HTX Khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Nam về SX RAT, HC, trồng rau thủy canh, trên giá thể, chăn nuôi heo, gà địa phương, vật nuôi bản địa (heo đen, dúi...), nuôi trồng thủy sản an toàn, sinh thái gắn với các tour du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái tại Điện Bàn, Hội An, Duy Xuyên, Thăng Bình, Quế Sơn, Phú Ninh, Núi Thành... ngày càng mở rộng và được nhân rộng.

Đặc biệt, đối với vùng miền núi, trung du, nơi có tiềm năng và lợi thế để phát triển các mô hình dược liệu đạt tiêu chuẩn HC và theo hướng HC như các mô hình bảo tồn và phát triển cây dược liệu: Sâm Ngọc Linh, ba kích, đảng sâm, sa nhân, đinh lăng..., chủ yếu tại các huyện Nam Trà My, Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang và Phước Sơn được khuyến khích và hỗ trợ xây dựng, phát triển.

Ngoài ra, tại số địa phương cũng đã phát triển sản xuất các cây dược liệu như nấm linh chi, hà thủ ô đỏ, giảo cổ lam, ngũ da bì gai, cà gai leo, gừng, nghệ đỏ... Bước đầu hình thành các chuỗi sản phẩm gắn với doanh nghiệp liên kết tiêu thụ, thu mua, chế biến.        

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm

ThS. Võ Văn Nghi, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam, cho biết: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh giao  Trung tâm liên kết với các trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng giới thiệu quảng bá nông sản, trong đó có nông sản HC, nông sản sạch đến với người tiêu dùng. Qua đó, mở rộng thị trường tiêu thụ. Ngành đã tham mưu để UBND tỉnh Quảng Nam ký kết với UBND TP. Đà Nẵng về chương trình hợp tác tiêu thụ nông sản an toàn sản xuất theo chuỗi của Quảng Nam.

Trước mắt, các tour du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái là một kênh xúc tiến, quảng bá và giới thiệu đem lại hiệu quả cho sản phẩm hữu cơ, nông sản sạch, an toàn...

UBND tỉnh Quảng Nam cũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của ngành nông nghiệp phối hợp triển khai thực hiện 5 chuỗi sản phẩm an toàn, gồm: Thịt heo, nước mắm, rau, thịt gà, trứng gà và duy trì các chuỗi thịt (tại Thăng Bình, Đại Lộc). Đến nay, các sản phẩm đã được kết nối tiêu thụ tại TP. Đà Nẵng, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hiện Quảng Nam có khoảng 130 sản phẩm nông nghiệp lợi thế (trong lâm nghiệp, thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ), thuộc 06 nhóm sản phẩm: thực phẩm có 59 sản phẩm; đồ uống có 13 sản phẩm; thảo dược có 16 sản phẩm; vải và may mặc có 02 chuỗi sản phẩm; lưu niệm - nội thất - trang trí có 27 sản phẩm; dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng có 13 sản phẩm; quy hoạch 23 trung tâm và điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các huyện, thị xã, thành phố... Đây sẽ là cơ hội để quảng bá và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp an toàn, hữu cơ, nông sản sạch của Quảng Nam ra thị trường bên ngoài mang lại hiệu quả.

Trong năm qua, Trung tâm đã phối hợp với Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) cấp tem điện tử truy xuất nguồn gốc cho trên 50 loại sản phẩm nông sản của 40 doanh nghiệp, HTX...

 

 

 

Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top