Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 30 tháng 9 năm 2018 | 7:38

Quảng Nam: Ngư dân Cù Lao Chàm trúng đậm cá bạc má

Những ngày này, ngư dân thôn Bãi Hương ở Cù Lao Chàm, xã đảo Tân Hiệp (TP. Hội An) ra khơi với tâm thế phấn khởi vì được mùa cá bạc má.

Cả thôn có 50 hộ hành nghề khai thác trên biển thì đã có 40 hộ trúng đậm cá bạc má đợt này

ca-q-nam-29.jpg

 Cá cập cảng Cù Lao Chàm được thu mua hết         

Từ đầu tuần nay, trung bình mỗi hộ thu nhập từ 3 triệu đồng/đêm. Sản lượng cá dao động 60 - 70kg/ghe, đặc biệt có ngư dân trúng đến hơn 2 tạ cá. Cao điểm là tối 26.9, nhiều hộ trúng mẻ cá lớn.

 Với mức giá dao động 65 - 70 nghìn đồng/kg như hiện nay, trung bình mỗi hộ kiếm được 7 - 10 triệu đồng/đêm. Đây là tin vui hứa hẹn một vụ mùa bội thu trước mắt.

Khánh Hòa: Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản, người dân phấn khởi

Để giúp các hộ nuôi trồng thủy sản (NTTS) bằng lồng bè trên biển giảm bớt khó khăn, ổn định đời sống, tái sản xuất, tỉnh đã quyết định trích một phần ngân sách hỗ trợ người dân. Huyện Vạn Ninh (Quảng Ngãi) đã tiến hành chi hỗ trợ đúng theo quy định. 

 

long-be-ca-khoa-1989.jpg
 Hỗ trợ người nuôi cá lồng bè trên biển, người dân phấn khởi                
          

Mấy ngày nay, tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh nơi có hàng ngàn hộ NTTS bằng lồng bè bị thiệt hại do cơn bão số 12 năm 2017, từng tốp người từ các đảo hoặc các địa phương khác về đây nhận tiền hỗ trợ. Nhiều người dân cho biết, số tiền 7 triệu đồng tuy không nhiều, nhưng sẽ là nguồn động viên rất lớn, giúp họ trang trải thêm chi phí cho vụ nuôi mới.

Ông Trương Đình Sang (xã Vạn Thạnh) cho biết, sau bão, gia đình ông bị thiệt hại nặng nề, việc khôi phục sản xuất gặp khá nhiều khó khăn. Hiện nay được tỉnh quan tâm hỗ trợ cũng phần nào giúp gia đình vượt qua khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh cho biết, toàn huyện có 1.654 hộ NTTS bằng lồng bè trên biển được hỗ trợ với tổng kinh phí gần 11,6 tỷ đồng. Sau khi nhận nguồn kinh phí hỗ trợ từ tỉnh, việc chi trả được các địa phương tích cực triển khai. Các xã, thị trấn đã thông báo các hộ nằm trong danh sách được phê duyệt đến UBND xã để nhận tiền hỗ trợ.

Đến nay, 99% số tiền đã được giải ngân, dự kiến công tác này sẽ hoàn thành trong tuần. UBND huyện Vạn Ninh cũng cử cán bộ giám sát chặt chẽ quá trình hỗ trợ, đảm bảo chi đủ, chi đúng đối tượng.

Việc nhanh chóng chi trả nguồn kinh phí hỗ trợ không chỉ giúp các hộ ổn định sản xuất, mà còn đảm bảo tình hình an ninh chính trị tại địa phương. Ngoài những trường hợp đã được hỗ trợ, UBND huyện cũng đã rà soát, tổng hợp danh sách và lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ (lần 2) với hơn 500 trường hợp. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Phòng Kinh tế huyện, các trường hợp này kê khai thiệt hại sau ngày 15-1 nên không được cấp trên phê duyệt.

Việc tỉnh thống nhất trích một phần ngân sách, hỗ trợ cho các hộ NTTS bằng lồng bè trên biển, không thuộc đối tượng hỗ trợ theo Nghị định 02 là nỗ lực rất lớn, nhằm chia sẻ khó khăn với người dân.

Tuy nhiên, đây cũng là bài học đắt giá cho người NTTS bằng lồng bè trên biển trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước. Hiện nay, địa phương đang nỗ lực từng bước đưa hoạt động NTTS của người dân vào vùng quy hoạch, đúng theo quy định.

Ông Võ Lục Phẩm - Phó Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh cho biết, huyện đang tập trung triển khai Quy hoạch phát triển ngành thủy sản và quy định tạm thời đối với các vùng NTTS bằng lồng bè trên biển đã được UBND tỉnh phê duyệt gắn với tổ chức thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định 02 của Chính phủ.

Quan điểm của địa phương là từ năm nay, toàn bộ các hộ NTTS bằng lồng bè phải thực hiện đầy đủ các quy định, đặc biệt là vấn đề kê khai ban đầu. Đến thời điểm này, địa phương đã hoàn thành cắm mốc vùng nuôi; đã có khoảng 40% số hộ NTTS bằng lồng bè vào vùng quy hoạch.

Được biết ngày 26-9, UBND huyện đã họp với các ngành và địa phương yêu cầu đặt panô tuyên truyền các vùng quy hoạch NTTS trên địa bàn và Nghị định 02 của Chính phủ tại nhiều địa điểm để người dân thuận lợi theo dõi, biết để thực hiện đúng các quy định.

Quảng Ngãi: Ngư dân ven biển còn chủ quan phòng chống thiên tai

Đó là tình trạng ngư dân neo đậu phương tiện sai quy định, chằng chống sơ sài; lén lút sử dụng phương tiện công suất nhỏ, trang thiết bị không đảm bảo an toàn để khai thác hải sản giữa lúc mưa bão...

tau-q-ngai-1991.jpg
 Chấp hành quy định, đảm bảo an toàn neo đậu tàu thuyền, hạn chế thiệt hại

 

Những năm qua, dọc tuyến ven biển của tỉnh đã xảy ra hàng chục vụ chìm tàu, hoặc bị hư hỏng nặng do thiên tai gây ra. Riêng mùa mưa bão năm 2017, toàn tỉnh có 8 chiếc tàu bị chìm, thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Thực trạng này, ngoài lý do khách quan, nguyên nhân chính xuất phát từ sự chủ quan của ngư dân.

“Tàu hoạt động gần khu vực bị ảnh hưởng của thiên tai, lại không về nơi tránh trú kịp thời. Vì vậy, nhiều tàu về gần đến cảng thì bị sóng đánh chìm, hoặc gây hư hỏng nặng”.

Phó Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã Nghĩa An Lê Văn Phúc cho biết. Điển hình như trường hợp ngư dân N.V.C. Đợt mưa lũ đầu tháng 11.2017, dù Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp thường xuyên thông báo, cập nhật thông tin và diễn biến thời tiết; đồng thời yêu cầu chủ tàu khẩn trương tìm nơi tránh trú an toàn. Song, ông C chậm trễ trong việc tìm nơi neo đậu, tránh trú, nên tàu bị sóng đánh mắc cạn ngay tại cảng Tịnh Hòa.

Còn chiếc tàu của ông V.B thì bị chìm, do xảy ra va đập ngay trong khu neo đậu. Thiệt hại này, ngoài nguyên nhân sóng to gió lớn, còn xuất phát từ sự chủ quan của ngư dân trong việc neo đậu tàu thuyền không an toàn và sai quy định. Theo Ban Quản lý các cảng cá tỉnh, mùa mưa bão, số lượng tàu thuyền neo đậu quá lớn, nên các cảng biển, khu neo đậu luôn trong tình trạng quá tải.

Chính vì vậy, một số ngư dân neo đậu tàu ở khu vực cấm, hoặc dùng dây thừng buộc vào lan can bờ kè để neo giữ phương tiện. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến an toàn công trình công cộng, mà còn dễ xảy ra va đập tàu thuyền.

Trong khi đó, một số ngư dân khai thác hải sản ven bờ còn lén lút sử dụng phương tiện nhỏ không đảm bảo an toàn, khai thác hải sản giữa lúc mưa bão. Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, việc làm này rất nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của ngư dân. Tuy nhiên, dù đã được các ngành chức năng tuyên truyền, song một số ngư dân vẫn bất chấp nguy hiểm.

Theo Ban Quản lý các cảng cá tỉnh, để tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra, đơn vị đã tích cực sắp xếp, bố trí và hướng dẫn ngư dân thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho tàu thuyền trong quá trình neo đậu.

Tuy nhiên, các ngành chức năng và địa phương khu vực ven biển cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cơ bản về phòng chống thiên tai cho ngư dân; vận động ngư dân và chủ tàu trang bị đầy đủ các thiết bị đảm bảo an toàn cho người và tàu cá.

Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý việc chấp hành các quy định an toàn tàu cá của ngư dân để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời những sai phạm, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản trong mùa mưa bão.

 

 

 

An Như (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top