Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 20 tháng 10 năm 2017 | 10:49

Quảng Ngãi - hợp tác đầu tư và phát triển

KTNT –  Sáng nay (20/10), UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư với chủ đề “Quảng Ngãi - hợp tác đầu tư và phát triển”. Tham dự hội nghị có Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng; đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); lãnh đạo một số tỉnh, thành khu vực miền Trung và Tây Nguyên,…

 Quang cảnh hội nghị

Quang cảnh hội nghị

Hội nghị nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng, lợi thế phát triển của tỉnh và cơ hội đầu tư đến các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước;  đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư vào tỉnh; tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Đây cũng là dịp gặp gỡ trực tiếp lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi với cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhằm xây dựng mối quan hệ và kết nối hợp tác đầu tư vào tỉnh.

Ông Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Quảng Ngãi có vị trí chiến lược trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với diện tích hơn 5.000km2, dân số gần 1,3 triệu người, với 14 huyện, thành phố (trong đó có huyện đảo Lý Sơn); có các vùng kinh tế rõ rệt: miền núi, đồng bằng đô thị và ven biển hải đảo, có thể đầu tư phát triển cả nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ du lịch và kinh tế biển đảo­.

Quảng Ngãi cũng có một hệ thống giao thông đồng bộ, thông suốt đảm bảo cho quá trình đầu tư phát triển, với Quốc lộ 1A nối liền Bắc Nam; hệ thống đường sắt Bắc Nam; đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; Quốc lộ 24 nối liền với các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào; trung tâm TP. Quảng Ngãi cách sân bay Chu Lai khoảng 45km về phía Bắc; có cảng biển nước sâu Dung Quất có thể tiếp nhận tàu đến 100.000 tấn, là cửa ngõ quan trọng cho xuất nhập khẩu hàng hóa trong nước và quốc tế. 

Quảng Ngãi có Khu kinh tế (KKT) Dung Quất đã được quy hoạch với diện tích hơn 45.000ha, là một trong 5 Khu kinh tế ven biển được Chính phủ ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng và có chính sách ưu đãi cao nhất Việt Nam hiện nay. KKT Dung Quất đã thu hút được các dự án quy mô lớn như Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất; Nhà máy lọc dầu Dung Quất; Nhà máy công nghiệp nặng Doosan; Khu công nghiệp đô thị Dung Quất; Khu Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị VSIP và các dự án quan trọng khác.

Ngoài KKT Dung Quất, Quảng Ngãi còn có 04 khu công nghiệp tập trung và 15 cụm công nghiệp, làng nghề được đầu tư kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu cho các nhà đầu tư để đầu tư, sản xuất kinh doanh. Trong đó Khu phức hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị VSIP là một trong những dự án mới, kiểu mẫu đáp ứng nhu cầu cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trong 10 tháng đầu năm 2017, Quảng Ngãi đã thu hút được hơn 88 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 74 nghìn tỷ đồng; trong đó có 06 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vốn đăng ký 275 triệu USD. Tổng vốn đầu tư tăng gấp 11 lần so với cả năm 2016 và số dự án tăng hơn 37 dự án so với cả năm 2016; đây là một con số ấn tượng trong thu hút đầu tư so với những năm gần đây.

Để đạt được kết quả trên, trong thời gian qua Quảng Ngãi đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư thực hiện dự án, đầu tư, sản xuất kinh doanh tại tỉnh. Đồng thời, tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhà đầu tư nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi và hấp dẫn.

Đặc biệt, giá cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư với mức thấp nhất là 0,5% theo khung giá quy định của Chính phủ; hỗ trợ tương đương 20% chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với những dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư; hỗ trợ 70% chi phí đầu tư hạ tầng trong và ngoài hàng rào dự án, đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng từ 50 đến 90% và miễn tiền thuê đất suốt đời dự án, đối với lĩnh vực xã hội hóa như giáo dục, y tế, văn hóa thể thao, môi trường.

Ngoài ra, tỉnh Quảng Ngãi còn hỗ trợ chi phí đào tạo lao động cho các doanh nghiệp; đặc biệt rút ngắn thủ tục hành chính, với cơ chế nhanh gọn, một đầu mối, có hiệu quả cho nhà đầu tư.

“Để thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong thời gian đến Quảng Ngãi sẽ tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tiếp tục chỉ đạo các ngành, các cấp đồng hành, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi nhất để khai thác tốt nhất nội lực và thu hút tối đa ngoại lực cho đầu tư phát triển, xây dựng Quảng Ngãi trở thành điểm đến tin cậy, hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Quảng Ngãi luôn luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, xem sự thành công của doanh nghiệp cũng là sự thành công của tỉnh”- ông Căng chia sẽ.

Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng biểu dương những nỗ lực đạt được kết quả phát triển KT – XH của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế vùng cũng như của cả nước.

 Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng phát biểu tại hội nghị

Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng phát biểu tại hội nghị

Phó thủ tướng cho rằng, Quảng Ngãi có hạ tầng giao thông khá đồng bộ; KKT Dung Quất là 1 trong 15 KKT ven biển của cả nước, đây là hướng mở ra thế giới; Quảng Ngãi có tiềm năng phát triển du lịch biển…

Bên cạnh đó, Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, phải đối mặt với nền kinh tế phát triển nhưng qui mô còn nhỏ, chất lượng sản phẩm cạnh tranh còn thấp; giá trị sản xuất công nghiệp đạt thấp so với chỉ tiêu; môi trường đầu tư kinh doanh có cải thiện nhưng chưa đáp ứng…

Phó thủ tướng cũng gợi ý cho tỉnh Quảng Ngãi một số vấn đề là, cần chú trọng chủ động rà soát các qui hoạch phát triển trên cơ sở tái cấu trúc nền kinh tế địa phương trên cơ sở tái cấu trúc nền kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, căn cứ cung – cầu, căn cứ nguồn lực. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch thực hiện qui hoạch. Xác định dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư, như lọc hóa dầu, luyện kim, ngành công nghiệp hỗ trợ.

Phát triển tổng hợp kinh tế biển, dịch vụ cảng biển, du lịch biển. Hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Tăng cường kết nố i với các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tập trung nguồn lực để  phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Tập trung đầu tư nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển KHCN. Tạo sự đồng thuận của xã hội…

Hội nghị đã có nhiều tham luận và cùng thảo luận sâu về các phương hướng hợp tác, các giải pháp trong thời gian tới nhằm tăng cường hoạt động hợp tác đầu tư, thương mại, phát triển du lịch của Quảng Ngãi.

Tại hội nghị, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã trao Giấy chứng nhận đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, thoả thuận đầu tư cho 12 dự án.  

UBND tỉnh Quảng Ngãi trao Giấy chứng nhận đầu tư cho một số nhà đầu tư vào tỉnh

UBND tỉnh Quảng Ngãi trao Giấy chứng nhận đầu tư cho một số nhà đầu tư vào tỉnh

Cũng tại hội nghị, diễn ra lễ ký kết thỏa thuận giữa một số ngân hàng và nhà đầu tư.

                                                                                     Hải Yến

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top