Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 29 tháng 5 năm 2018 | 19:3

Quảng Ngãi: Triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tại Bình Sơn

Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới…

Ngày 29/5, Chi Cục phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với huyện Bình Sơn tổ chức Hội nghị triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cho lãnh đạo UBND xã, giám đốc HTX nông nghiệp, chủ cơ sở sản xuất sản phẩm đặc trưng ở 25 xã, thị trấn của huyện Bình Sơn.
 
Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

 

​Tại hội nghị, các đại biểu được Chi trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh truyền đạt các nội dung cơ bản về chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” như: Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển kinh tế khu vực nông thôn thông qua phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” – OVOP của Nhật Bản, chương trình “Mỗi cộng đồng một sản phẩm” – OTOP của Thái Lan và chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” – OCOP ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005 – 2016.
 
Thông tin chung về Chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm”; sự cần thiết phải triển khai chương trình; mục tiêu, phạm vi, đối tượng và  nguyên tắc của chương trình; nội dung chủ yếu của chương trình; nhiệm vụ trọng tâm, một số giải pháp chủ yếu và tổ chức thực hiện chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm”.
 
Huyện Bình Sơn có 25 xã, thị trấn, đến nay đã có 19 xã, thị trấn đăng ký chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” với đa dạng, phong phú của các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...
 
Huyện Bình Sơn có đa dạng, phong phú của các sản phẩm nông nghiệp
Huyện Bình Sơn có đa dạng, phong phú của các sản phẩm nông nghiệp

 

Qua hội nghị, góp phần giúp lãnh đạo các địa phương trong huyện, các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện nắm rõ hơn những thông tin cụ thể của chương trình để thực hiện thành công chương trình trong thời gian tới.
 
 
 
 
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top