Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 21 tháng 10 năm 2018 | 13:17

Sản phẩm vườn đồi của Kỳ Sơn được mùa, được giá

Thời điểm này, đồng bào các dân tộc huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), bắt đầu vào vụ thu hoạch, các sản phẩm từ vườn đồi như: bí rẫy, khoai sọ, gừng, rau... tất cả đều được mùa, được giá.

 

ky-son-vac-9891.jpg

 Một điểm thu mua rau, củ,  quả tại Thị trấn Mường Xén, Kỳ Sơn (Nghệ An)

 

Chị Lầu Y Cha, ở bản Lữ Thành, xã Tây Sơn (Kỳ Sơn) cho biết: Từ mờ sáng hàng ngày, chị đã lên rẫy thu hoạch khoai sọ, đến đầu giờ chiều gùi ra Thị trấn Mường Xén bán cho thương lái. Khoai sọ được gia đình trồng trên rẫy, ngoài ra, còn có cả khoai tự mọc khắp nơi trên vườn đồi. Mỗi ngày chị thu hoạch được 20kg khoai sọ, và còn kiếm thêm hoa chuối, rau rừng trên nương, để tăng thêm thu nhập.

Được biết, Thị trấn Mường Xén có khá nhiều thương lái chuyên thu mua các loại đặc sản từ vườn rừng cho bà con, rồi vận chuyển về xuôi, theo đơn hàng của người tiêu dùng. Một thương lái cho biết: Có bao nhiêu sản phẩm bà con gùi ra đều được thu mua hết, sau đó, đóng gói, gửi xe khách xuống miền xuôi.

Hiện, đang là đầu vụ, hàng chưa nhiều, nên giá còn khá cao, cụ thể bí rẫy: 6.000 đồng/kg, khoai sọ từ 7.000 - 15.000 đồng/kg; gừng 15.000 đồng/kg; rau cải thảo 15.000 đồng/kg; cải ngồng 15.000 đồng/bó; dưa rẫy 12.000 - 15.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Xuân Trường - Trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Kỳ Sơn cho biết: Mấy năm trở lại đây, các loại đặc sản như bí rẫy, khoai sọ, gừng và rau các loại đã là nguồn thu nhập đáng kể của nhiều bà con vùng cao ở Kỳ Sơn. Hiện, chưa có thống kê sản lượng cụ thể, bởi phần lớn các sản vật này được bà con trồng rải rác trên vườn đồi, và một phần tự mọc. Những xã có nhiều đặc sản vườn đồi nói trên là Tây Sơn, Na Ngoi; nhất là gừng, được trồng nhiều ở Mường Lống, Huồi Tụ và Phà Đánh.

"Đầu năm 2018, Sở KH&CN đã phối hợp với một doanh nghiệp và huyện trồng thí điểm mô hình vườn khoai sọ quy mô 1 ha, tại xã Mường Lống, sắp tới sẽ thu hoạch. Nếu mô hình thành công,  sẽ được nhân rộng, thành cây đặc sản của địa phương" - ông Nguyễn Xuân Trường cho biết thêm.Anh Sơn: Trên 300ha chuyên canh rau màu hàng hóa

Vụ đông 2018, huyện Anh Sơn (Nghệ An), tổ chức nhiều vùng sản xuất rau màu hàng hóa theo hướng nâng cao chất lượng và bền vững, nhằm tạo ra những cánh đồng chuyên canh thu nhập cao.

 

anh-son-rau-9999.jpg

 Cánh đồng sản xuất rau màu hàng hóa theo hướng tập trung ở huyện Anh Sơn (Nghệ An)

Cây mướp hương, là loại rau màu được nông dân xã Cẩm Sơn, trồng nhiều ở diện tích đất tận dụng ven bãi. Bà con cho biết, mỗi sào mướp hương cho năng suất từ 1,5 - 2 tấn, trừ chi phí lãi ròng 10 triệu đồng.  

 Vì vậy, lãnh đạo xã đã tích cực vận động bà con chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả sang trồng rau màu hàng hóa; đưa giống cây mới, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón; mở 2 lớp tập huấn trong vụ đông về phát triển rau an toàn cho trên 300 hộ dân, từ đó từng bước hình thành vùng chuyên canh rau màu hàng hóa

 Ông Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Sơn cho biết: “Vụ đông năm nay, xã tập trung sản xuất đa dạng các loại rau màu, tại các cánh đồng chuyên canh, với diện tích 40 ha, chủ yếu là mướp, bầu bí, dưa chuột, đậu cô ve, bắp cải”.

Ở xã Tào Sơn, bà con lại sản xuất bí, trên 30 ha, với hơn 200 hộ tham gia. Tập trung nhiều nhất là các vườn ở xóm 5 và 9. Hiệu quả từ việc đưa cây rau màu hàng hóa, thời gian qua vào vụ đông, ở Tào Sơn đã khẳng định hướng đi đúng đắn, trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương; nguồn thu nhập của người dân được cải thiện đáng kể. Hiện, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt gần 30 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,2%.

 Theo đó, Đề án sản xuất vụ đông 2018, huyện Anh Sơn gieo trồng 305 ha, rau đậu các loại, tập trung nhiều ở Cẩm Sơn, Thạch Sơn, Lạng Sơn, Tường Sơn (55ha bầu bí), ở Cẩm Sơn, Đức Sơn, Tào Sơn (81 ha khoai lang). Căn cứ vào điều kiện và chất đất, nhiều địa phương ở Anh Sơn đã chủ động xây dựng các vùng rau an toàn. Huyện cũng đã phối hợp với các ban ngành và địa phương, thường xuyên mở các lớp tập huấn, tư vấn kỹ thuật. Nhiều xã đã khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân.

Ngoài ra, huyện còn khuyến khích các địa phương quy hoạch vùng sản xuất, bố trí cơ cấu giống phù hợp; ưu tiên đưa các giống cây trồng mới, có năng suất và giá trị kinh tế cao vào sản xuất; nhằm đa dạng hóa cây trồng, nâng cao thu nhập cho người dân.

 Sơn Dương: Tập trung chăm sóc cây trồng vụ đông

 Vụ đông năm nay, xã Đại Phú, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), có kế hoạch gieo trồng 90 ha cây rau màu, trong đó, 80 ha trồng trên đất ruộng, và 10 ha ngoài soi bãi. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, người dân tích cực ra đồng trồng, chăm sóc cây vụ đông. 

t-q-rau-vu-đong-9981.jpg

Bà con xã Đại Phú chăm sóc rau màu vụ đông

 

Ông Trần Văn Chung, Chủ tịch UBND xã Đại Phú cho biết, để đảm bảo sản xuất vụ đông năm 2018, đem lạihiệu quả cao, , xã  đã chỉ đạo cán bộ khuyến nông, xuống từng khu dân cư, đôn đốc bà con, khẩn trương thu hoạch những diện tích lúa mùa, để kịp trồng cây vụ đông theo đúng khung thời vụ.

Vụ mùa năm nay, xã Đại Phú gieo cấy 415 ha lúa, chủ yếu là giống lúa thuần ngắn ngày; thời tiết thuận lợi nên việc thu hoạch rất nhanh. Đến nay, toàn bộ diện tích lúa mùa đã thu hoạch xong, người dân đang tích cực làm đất và chăm sóc cây màu sớm. Thời điểm này, Đại Phú đã trồng được 60 ha cây vụ đông, trong đó có 30 ha rau màu, và 30 ha cây ngô.

Tại cánh đồng thôn Thái Sơn Tây, những ruộng ớt, rau cải, ngô đã lên xanh mướt, và phát triển tốt. Bà Phạm Thị Ngọc, cho biết, trước đây trồng rau chủ yếu để phục vụ gia đình. Bây giờ trồng rau để bán, cây trồng vụ đông trở thành nguồn thu nhập quan trọng, nên gia đình đã chọn những giống cây  đem lại giá trị kinh tế cao. Nhờ được tập huấn kỹ thuật  trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh tốt, nên vụ đông thường cho năng suất cao, dễ tiêu thụ. Vụ đông 2018, gia đình trồng 6 sào ớt, nhờ chăm sóc, bón phân cân đối, nên cây trồng phát triển tốt, ít sâu bệnh.

Tại các thôn có diện tích vụ đông tập trung như Thái Sơn Đông, Đồng Cảo, Tứ Thể, Vinh Phú, Lý Sỉu..., đâu đâu cũng thấy người dân ra đồng trồng và chăm sóc cây vụ đông. Chị Nguyễn Thị Thêm, thôn Tứ Thể chia sẻ, trước đây do hệ thống mương đất xuống cấp, nước không đủ tưới tiêu, nên vụ đông gia đình chị chỉ trồng 3 sào rau màu. Vài năm trở lại đây, thôn được đầu tư mương bê tông, dẫn nước về khắp các cánh đồng, nên việc tưới tiêu thuận lợi hơn, chúng tôi đã tăng diện tích cây vụ đông lên 6 sào. Cùng với đó, đầu tư hệ thống tưới nước tự động cho rau, nên hiệu quả kinh tế cao, trung bình mỗi sào cho thu lãi từ 15-20 triệu đồng.

Để các loại rau màu sinh trưởng, phát triển thuận lợi, xã Đại Phú tiếp tục đôn đốc cán bộ khuyến nông tích cực hướng dẫn nông dân, tập trung chăm bón, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng. Đồng thời, hướng dẫn bà con lựa chọn cây trồng phù hợp khí hậu địa phương; có khả năng sinh trưởng ngắn, chống chịu hạn tốt.

 

An Như (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top