Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 17 tháng 3 năm 2018 | 11:20

Su hào giá rẻ bèo, nông dân khốn khổ bán tống bán tháo

Chi phí trồng su hào 1.000 đồng một củ nhưng giá bán chỉ còn 500 đồng nên người trồng vừa bán tống bán tháo vừa nhổ bỏ, dùng làm phân bón và cho heo ăn.

 


Su hào rớt giá, nông dân khốn đốn - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Liên chọn cách mỗi ngày chở 3-4 chuyến xe đẩy su hào ra chợ bán, vất vả hơn, mất thời gian hơn nhưng đem lại nguồn thu khá hơn - Ảnh: HOÀI PHẠM

 

Xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội có tổng cộng 230ha đất trồng rau, trong đó riêng số đất trồng su hào là hơn 200ha, chiếm khoảng 87%.

Một năm đều đặn 4 vụ, cứ mỗi 1 sào đất (360m2) tại đây cho thu hoạch khoảng 1,8 tấn su hào. Số rau của này thường cung cấp cho thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận.

 

Su hào giá rẻ bèo, nông dân khốn khổ bán tống bán tháo - Ảnh 2.

Su hào vứt lăn lóc dưới ruộng - Ảnh: HOÀI PHẠM

 

Nhà bà Nguyễn Thị Lộc (thôn Trung Oai, xã Tiên Dương) có 2 sào trồng su hào, tổng cộng được 3.000 cây thì phải bỏ đi 1.000 cây.

Thương lái chỉ thu mua những củ to đẹp, bà Lộc đành đưa tất cả số củ nhỏ, nứt vỡ sang ruộng lúa để chạy máy cày nghiền ra làm phân bón.

"Củ to ngon thì mới được mức giá 500 đồng/củ, một túi 20 củ chỉ có 10.000 đồng. Ấy vậy mà phải nài nỉ mãi họ mới chịu đánh xe xuống lấy cho", bà Lộc ngán ngẩm nói.

Bà cho biết tổng chi phí cho 1 sào su hào là hơn 1 triệu đồng, gồm tiền giống, thuốc, phân bón,… Với mức giá su hào xuống thấp như hiện nay, bà đành chấp nhận gần 2 tháng trời chăm bón không công.

 

Su hào giá rẻ bèo, nông dân khốn khổ bán tống bán tháo - Ảnh 3.

Hoặc để băm nhỏ làm thức ăn chăn nuôi - Ảnh: HOÀI PHẠM

 

Giá bán buôn cho các chủ xe ôtô vào mua quá rẻ, vào khoảng 500-800 đồng/củ khiến nhiều người xót xa và đành chấp nhận tự đem su hào đi tiêu thụ tại các chợ. Giá bán lẻ tại chợ cao hơn, vào khoảng 1.000 đồng - 1.200 đồng/củ.

Bà Nguyễn Thị Liên (thôn Trung Oai, Tiên Dương) cho hay, tính ra chi phí mỗi củ su hào nhà bà là 1.000 đồng/củ, nếu như bán cho các xe buôn với giá 500 đồng/củ thì chắc chắn lỗ nặng.

Vì thế nhiều người dân hoặc đưa lên chợ bán, hoặc cho heo ăn và nghiền làm phân bón.

 

Su hào giá rẻ bèo, nông dân khốn khổ bán tống bán tháo - Ảnh 4.

Thậm chí cho máy cày nghiền nát làm phân bón ruộng - Ảnh: HOÀI PHẠM

 

Theo quan sát, các ruộng rau đã thu hoạch còn bỏ lại rất nhiều su hào cỡ vừa và nhỏ, các củ bị một chút nứt hoặc xây xước cũng không được chọn bán.

Thậm chí nhiều khu vực người dân không buồn thu hoạch, bỏ mặc cho su hào mọc chen với cỏ dại, các loại sâu bệnh và chuột tha hồ quấy phá.

Những mùa trước, giá su hào ổn định, khoảng 2.000-3000 đồng/củ, có thời điểm lên tới 6.000-7.000 đồng/củ.

Ông Trần Văn Sáng, Chủ tịch UBND xã Tiên Dương cho biết, xã này có 4.700 hộ thì có 2.000 hộ trồng rau.

Những năm thuận lợi, mỗi hộ có thu nhập từ 70-100 triệu đồng, nhưng năm nay giá su hào tuột dốc nên chỉ còn khoảng một nửa.

Theo ông Sáng, lý do giá rau vụ này, đặc biệt là giá su hào giảm sâu và lâu như vậy là do gần đây thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh giúp cây phát triển nhanh cho sản lượng cao kết hợp với nhiều nơi xoay sang trồng su hào khiến cho nguồn cung vượt quá khả năng tiêu thụ, dẫn đến giá rau giảm mạnh.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top