Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 25 tháng 5 năm 2019 | 11:12

Sự kiện 24/7: Sơn La nâng điểm trung bình 1 tỉ đồng/thí sinh

Theo lời khai của bị can Trần Xuân Yến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La, chính giám đốc sở này, ông Hoàng Tiến Đức, đã đưa thông tin của 8 thí sinh để nhờ rút bài sửa nâng điểm.

nang-diem.jpg
Cơ quan điều tra công bố quyết định khởi tố ông Trần Xuân Yến, phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La - Ảnh cắt từ clip. Nguồn: tuoitre.vn

 

Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La vừa kết thúc điều tra vụ án gian lận thi cử, chuyển hồ sơ sang Viện KSND tỉnh đề nghị truy tố 8 bị can về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo điểm a, khoản 2, điều 356 Bộ luật hình sự.

Theo kết quả điều tra (đã được tống đạt đến các bị can), trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Sơn La, ông Trần Xuân Yến được phân công là ủy viên ban chỉ đạo thi của tỉnh, phó chủ tịch hội đồng thi, trưởng ban vận chuyển và bàn giao đề thi, phó trưởng ban thường trực ban coi thi, phó trưởng ban thường trực ban chấm thi, tổ trưởng tổ xử lý bài thi trắc nghiệm.

Kết quả điều tra cho thấy vị phó giám đốc sở này đã nâng điểm cho 13 thí sinh, đây đều là những trường hợp do cấp trên, do đồng nghiệp và người quen nhờ vả. Đáng chú ý, trong số 13 thí sinh này có 8 trường hợp do chính giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La "gửi gắm".

Cụ thể, theo ông Yến, ngày 28-6-2018, ông Hoàng Tiến Đức, giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La, gọi ông Yến đến phòng làm việc của ông Đức. Tại đây, ông Đức đưa cho ông Yến hai tờ giấy ghi thông tin cá nhân của 8 thí sinh nhờ nâng điểm kèm theo "đặt hàng".

Cũng ngày 28-6, ông Nguyễn Ngọc Hà - Trưởng Phòng giáo dục trung học Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La - đến gặp ông Yến tại phòng làm việc và đưa thông tin của 4 thí sinh để nhờ nâng điểm. Trong số này có 2 trường hợp trùng với danh sách giám đốc sở đã nhờ trước đó.

Sau khi có thông tin của 13 thí sinh, ông Yến tổng hợp thành một danh sách, trong đó ghi rõ họ tên thí sinh, số báo danh, địa điểm thi, các môn thi cần nâng điểm, các mã đề, tổng số điểm cần phải đạt được của từng thí sinh.

Sau đó, ông Yến trực tiếp đưa danh sách này cho Nguyễn Thị Hồng Nga - chuyên viên Phòng khảo thí và quản lý chất lượng Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La, thành viên tổ xử lý bài thi trắc nghiệm - để Nga giải quyết.

Theo nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ, kết quả điều tra trên mới chỉ là giai đoạn 1 vụ án gian lận thi cử tại tỉnh Sơn La. Trong giai đoạn 1 này, cơ quan điều tra mới chỉ tập trung làm rõ hành vi của 8 bị can xoay quanh việc sửa điểm bài thi trắc nghiệm cho 44 thí sinh và sửa điểm bài thi tự luận (môn ngữ văn) cho một số thí sinh khác, cũng như sự tiếp tay của 2 cán bộ công an.

Cơ quan công an cũng làm rõ về động cơ sửa bài thi, điểm thi của các bị can trong vụ án; cách thức các bị can thực hiện việc sửa bài thi, điểm thi của từng thí sinh; mức độ can dự của từng cá nhân trong đường dây gian lận thi cử có tổ chức này.

Hòa Bình xem xét kỷ luật đảng viên liên quan gian lận điểm thi

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình chiều 20/5 đã công bố quyết định xem xét kỷ luật đảng viên là cán bộ, công chức thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý khi để xảy ra sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.

 

so-giaoc-duc-hoa-binh.jpg

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình cũng lập đoàn kiểm tra gồm 9 người để làm rõ nội dung, mục đích, động cơ, nguyên nhân khuyết điểm vi phạm, xem xét áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cho những đảng viên là cán bộ, công chức tham gia Ban chỉ đạo và Hội đồng thi có liên quan đến gian lận.

Tỉnh ủy Hòa Bình yêu cầu việc xem xét, thi hành kỷ luật Đảng phải đảm bảo dân chủ, khách quan, chính xác, đúng thủ tục theo quy định. Các đảng viên được kiểm tra phải nêu cao ý thức tự phê bình và phê bình.

Ông Trần Đăng Ninh, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình, làm trưởng đoàn kiểm tra. Thời gian kiểm tra là 30 ngày.

Tại kỳ thi THPT quốc gia 2018, Hòa Bình có hơn 8.900 thí sinh dự thi. Kết quả khiến dư luận nghi ngờ khi số điểm giỏi nhiều bất thường. Trong mùa xét tuyển đại học, Hòa Bình có nhiều thí sinh trúng tuyển vào các trường công an, quân đội - trường có điểm chuẩn cao vượt trội so với mặt bằng chung.

Ngày 3/8/2018, Công an tỉnh Hòa Bình khởi tố vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, để điều tra sai phạm tại Hội đồng thi THPT quốc gia năm 2018 của địa phương. Đến nay, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) khởi tố bị can, tạm giam 8 cán bộ, giáo viên, trong đó có ông Nguyễn Quang Vinh (Trưởng phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục), bà Diệp Thị Hồng Liên (Phó trưởng phòng).

Đến ngày 12/3/2019, Bộ Công an mới hoàn thành kết luận điều tra, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm chấm thẩm định (chấm lại khi có nghi vấn) của thí sinh. Kết quả 63 người năm 2018 và một người năm 2017 có sự thay đổi, điểm chấm thẩm định giảm so với điểm công bố. Trong đó, 56 thí sinh với 140 bài thi trắc nghiệm đã bị thay đổi từ 0,2 đến 9,25 điểm mỗi môn thi.

Ba trường công an đã trả 28 sinh viên Hòa Bình về địa phương để bàn giao cho gia đình quản lý do điểm chấm thẩm định giảm, vi phạm cam kết với nhà trường. Đại học Sư phạm Hà Nội đã xóa tên một thủ khoa năm 2018 do chỉ đạt 21,5 điểm, thấp hơn mức trúng tuyển ngành Sư phạm Ngữ văn 2,5 điểm.

Trong số thí sinh bị trả về, có nhiều em được cho là con cháu của lãnh đạo tỉnh, các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát PCCC.

Thanh tra Chính phủ bắt đầu thanh tra giá điện

Sau hơn 20 ngày kể từ khi Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo Thanh tra Chính phủ mới công bố quyết định kiểm tra, xác minh việc điều chỉnh giá bán điện.

 

giadien.jpg

Ngày 24/05/2019, tại trụ sở Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng TTCP Bùi Ngọc Lam chủ trì công bố quyết định của Thanh tra Chính phủ về kiểm tra, xác minh việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc điều chỉnh mức giá bán điện thời điểm ngày 20/03/2019, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện thời gian qua theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, theo Quyết định số 390/QĐ-TTCP ngày 21/05/2019 của Tổng Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc điều chỉnh mức giá bán điện thời điểm ngày 20/03/2019, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện thời gian qua; thời gian kiểm tra là 35 ngày làm việc thực tế. 

Phó Tổng TTCP Bùi Ngọc Lam đề nghị Tập đoàn Điện lực VN, Bộ Công thương, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan sẽ cùng nhau phối hợp chặt chẽ với Đoàn kiểm tra để trao đổi, phối hợp và triển khai kiểm tra, làm rõ những nội dung cần thiết liên quan tới việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc điều chỉnh giá bán điện thời điểm ngày 20/03/2019, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện thời gian qua.

Trước đó ngày 3/5, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi các Bộ liên quan tới việc điều chỉnh giá bán lẻ điện từ ngày 20/3. Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Tài chính kiểm tra việc điều chỉnh giá bán điện, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện thời gian qua. Các cơ quan này có trách nhiệm làm rõ đúng sai của việc tăng giá điện, báo cáo Thủ tướng trong tháng 6/2019.

Nhiều tài xế bức xúc phản đối trạm thu phí BOT T2 đặt bất hợp lý

Ngày 24/5, trạm  BOT T2 QL91 (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) tiếp tục bị nhiều tài xế xe ô tô phản ứng. Các tài xế cho rằng họ chỉ sử dụng vài trăm mét đường của dự án để đi lên cầu Vàm Cống hoặc đi Kiên Giang nhưng phải trả phí toàn tuyến là không hợp lý.

Theo các hộ dân sống gần trạm BOT, khi Cầu Vàm Cống thông xe, người dân rất vui mừng vì cứ tưởng giao thông từ nay sẽ thuận lợi. Tuy nhiên, 2 ngày nay khu vực này ùn tắc, mất trật tự.

 

t2.jpg

Theo ghi nhận của phóng viên, mỗi khi các tài xế đậu xe chiếm hết các làn thu phí để phản đối thì giao thông trong khu vực lại tiếp tục ùn tắc. Trong khi đó, phía trạm BOT thì chờ cho đến khi kẹt xe kéo dài 750 mét mới xả trạm.

Thu phí trở lại được vài phút, các tài xế lại tiếp tục chiếm hết các làn phu thí để phản ứng. Điệp khúc này cứ thế diễn ra liên tục gây búc xúc cho người tham gia giao thông. Hầu hết các tài xế cho rằng, vị trí đặt trạm là bất hợp lý, yêu cầu các cơ quang chức năng cần sớm có giải pháp để giải quyết vấn đề này.

Theo người dân có xe ô tô và các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trên địa bàn An Giang, sự bất hợp lý trong việc thu phí của Trạm BOT T2 đã làm ảnh hưởng lớn đến việc đi lại và kinh doanh trong linh vực vận tải. Chia sẻ về vấn đề này, ông Mai Văn Thiện, Phó chủ nhiệm HTX vận tại Quang Thanh cho biết. HTX của ông có 200 xe tải, tính mức đóng phí như hiện nay thì hàng năm phải chi số tiền rất là lớn.

"Khi cầu Vàm Cống hoàn thành đã nảy sinh một điểm bất hợp lý. Từ An Giang đi xuống cầu này chỉ sử dụng có 300m đường thôi mà vẫn phải đóng phí toàn tuyến. Một chiếc xe tải của tôi, mặc dù đã được miễn giảm 50% phí nhưng vẫn phải đóng 70.000/1 lượt xe. Cả đi cả về chúng tôi phải đóng 140.000 đồng.

Một tháng tụi tôi phải mất 1,4 triệu, một năm là mất gần 20 triệu/1 đầu xe, nếu nhân cho 200 xe thì số tiền này không phải nhỏ. Doanh thu của chúng tôi bị tổn thất rất nhiều, không phải một mình HTX của tôi mà cả An Giang là gần 7.000 chiếc", ông Thiện nói.

Kỷ luật hàng loạt cán bộ xã miền núi lộng quyền

Theo đó, Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Ninh đã quyết định kỷ luật ông Nguyễn Văn Sỹ, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Trường Sơn bằng hình thức cách chức Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy xã nhiệm kỳ 2015-2020. Kỷ luật ông Nguyễn Văn Tráng, Đảng ủy viên, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã bằng hình thức cách chức Đảng ủy viên xã nhiệm kỳ 2015-2020. Kỷ luật ông Nguyễn Tiến Dũng, Đảng ủy viên, Phó Chủ tịch UBND xã bằng hình thức cách chức Đảng ủy viên xã nhiệm kỳ 2015-2020.

 

can-bo-long-quyen.jpg

UBND xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình nơi có nhiều cán bộ sai phạm.

 

Ngoài việc xử lý các lãnh đạo xã đương nhiệm, Huyện ủy Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình cũng quyết định kỷ luật ông Hoàng Xuân Thọ, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Trường Sơn bằng hình thức cảnh cáo. Ngoài ra, nhiều các cán bộ khác công tác tại UBND xã Trường Sơn cũng bị kỷ luật tùy theo tính chất, mức độ.

Trước đó Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Bình xác định các sai phạm và yêu cầu kỷ luật đối với Đảng ủy xã miền núi Trường Sơn, huyện Quảng Ninh. Những sai phạm của tập thể, cán bộ, đảng viên tại xã này, đặc biệt là Chủ tịch UBND xã đương nhiệm đã gây dư luận không tốt, làm bức xúc trong quần chúng nhân dân. Một số cán bộ thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo nên để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ, quản lý kinh tế, sử dụng đất đai…

Cụ thể, ông Nguyễn Văn Sỹ, Chủ tịch UBND xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh đã xét đề nghị giao đất lâm nghiệp, giao đất rừng một số trường hợp không đúng quy định; Ký các hợp đồng cho thuê đất đặt cột phát sóng BTS không đúng thẩm quyền; Không chỉ đạo mở sổ sách kế toán và hạch toán vào ngân sách xã tiền cho thuê đất đặt cột phát sóng. Ngoài ra, ông Sỹ còn chỉ đạo hợp thức hóa hồ sơ để thanh toán tiền hợp đồng bảo vệ rừng với Ban quản lý rừng phòng hộ Long Đại, Ban quản lý rừng phòng hộ Ba Rền không đúng quy định. Ông Sỹ ký chứng thực bằng tốt nghiệp Trung cấp Lý luận chính trị của ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Sơn không đúng với bản gốc.

Ông Nguyễn Văn Tráng, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, dù không học nhưng đã làm giả học bạ của 4 năm Trung học cơ sở, khóa học 1993-1997. Không kịp thời trao số tiền 60 triệu đồng tiền từ thiện cho 20 hộ dân ở bản Dốc Mây.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Sơn có vi phạm nghiêm trọng khi sử dụng bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông là giả, giấy xác nhận tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị không đúng thực tế.

 

 

 

 

V.N (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Điện Biên hoàn thành chương trình làm nhà đại đoàn kết cho 5.000 hộ nghèo

    Điện Biên hoàn thành chương trình làm nhà đại đoàn kết cho 5.000 hộ nghèo

    Chiều 28/3, Tỉnh ủy Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp tổ chức tổng kết thực hiện Đề án hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo. Đây là Đề án do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành ngày 25/4/2023 (Đề án 09) nhằm vận động nguồn lực hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ với chủ đề "Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc".

  • Tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

    Tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

    Trong bối cảnh tình trạng lợi dụng tham gia đấu giá, sau đó thắng thầu bỏ cọc để "thổi giá đất" thì việc tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất là cần thiết.

  • Thủ tướng trả lời nhiều câu hỏi khó của thanh niên về chuyển đổi số

    Thủ tướng trả lời nhiều câu hỏi khó của thanh niên về chuyển đổi số

    Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cấp bách của năm 2024 là "Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia", tại phiên đối thoại, các đoàn viên thanh niên đã đặt nhiều câu hỏi đến các bộ ngành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xoay quanh chủ đề này.

  • Hành trình đưa cam ruột đỏ về Điện Biên

    Hành trình đưa cam ruột đỏ về Điện Biên

    Về Điện Biên những ngày đầu tháng 3, chủ ý đi ngắm hoa ban trắng và tham quan vùng đất anh hùng, nhưng đi loanh quanh thế nào lại gặp nhân duyên, đó là bà chủ farm Nguyễn Thị Lan Hương, người sáng lập Cara Farm ở bản Bồ Hóng, xã Thanh Xương (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên).

  • Giám đốc HTX ở Hà Tĩnh “mê” làm nông nghiệp hữu cơ

    Giám đốc HTX ở Hà Tĩnh “mê” làm nông nghiệp hữu cơ

    Đến thăm HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Liên Nhật tại xã Thạch Hạ (TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) sau hơn 10 phút đi xe. Tại đây, chúng tôi gặp anh Nguyễn Hữu Quyền (SN 1983, xã Thạch Hạ) tay chân lấm đầy bùn đất đang sửa sang các hạng mục công trình, chuẩn bị cho vụ mùa mới.

  • Nuôi cá đặc sản trong bể lót bạt thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

    Nuôi cá đặc sản trong bể lót bạt thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

    Mô hình nuôi cá chạch lấu kết hợp với cá heo đuôi đỏ trong bể cá lót bạt đặt trong vườn xoài đã mang về hàng tỷ đồng mỗi vụ cho gia đình anh Nguyễn Chí Tâm ở phường 6 (Cao Lãnh - Đồng Tháp).

Top