Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 5 tháng 10 năm 2018 | 13:22

Sức bật từ XDNTM ở Tân Thành

Là xã miền núi, cách trung tâm huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) 25km, Tân Thành có 74% là đồng bào dân tộc thiểu số, 6/10 thôn đang được hưởng Chương trình 135 của Chính phủ.

Những năm gần đây, Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) với sức lan tỏa sâu rộng, trở thành phong trào thiết thực, cụ thể, gắn với đời sống tinh thần và lao động sản xuất của nhân dân trong xã.

 

tr14dd.jpg

Đoàn Thanh niên xã Tân Thành tích cực tham gia XDNTM.

 

Tập trung xóa đói giảm nghèo

Ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình XDNTM, Ban chỉ đạo NTM xã Tân Thành đã chỉ đạo các đoàn thể, các thôn tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về XDNTM đến từng người dân; qua đó phát huy được sức mạnh, vai trò chủ thể của nhân dân trong việc tham gia thực hiện các tiêu chí NTM.

Trao đổi với phóng viên, ông Cầm Thanh Xứng, Chủ tịch UBND xã, chia sẻ: Nhờ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án và vốn lồng ghép các chương trình mà Tân Thành đã có 42.566,3 triệu đồng cho XDNTM. Trong đó, nhân dân đóng góp 1.066 triệu đồng tiền mặt và trên 20.000 ngày công lao động.

Đến nay, sau 7 năm XDNTM, Tân Thành đã có sự đổi thay đáng kể,  bê tông hóa được 6,22km/7,6km đường giao thông nội thôn; 3,5/8,9km kênh mương nội đồng, xóa bỏ được nhà tranh tre, dột nát 96/140 hộ; cơ sở hạ tầng điện, trường, trạm y tế… được đầu tư đồng bộ; đạt 12/19 tiêu chí NTM.

Ở Tân Thành, xóa đói giảm nghèo được coi là nhiệm vụ quan trọng, bởi trước kia Tân Thành có tỷ lệ hộ nghèo cao, tới 40,21% (năm 2011); thu nhập bình quân đầu người ước đạt 6,8 triệu đồng/năm. Thì đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trong xã giảm xuống chỉ còn 27,6%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 15,2 triệu đồng/năm.

Để đạt được con số ấn tượng này, ông Xứng cho biết, đó là nhờ bà con từng bước thay đổi phương thức canh tác, các diện tích trồng luồng, keo được mở rộng… Chỉ riêng 6 tháng đầu năm, tổng lượng keo thu hoạch đạt 3.600 tấn, luồng đạt 1.440 tấn; mía nguyên liệu cũng cho sản lượng 2.901 tấn, các loại cây nông nghiệp khác như lúa, khoai, sắn, rau đậu các loại phát triển ổn định, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Các mô hình chăn nuôi cũng được phát triển, đặc biệt việc nuôi ong, hiện có 497 đàn, cho thu hoạch 6.129kg mật, là nguồn thu nhập không nhỏ giúp  cải thiện đời sống của nhân dân.

Cây trồng trong mô hình “Cải tạo vườn tạp trồng cây bưởi Diễn” thuộc Chương trình 30a và mô hình “Cải tạo vườn tạp, trồng cam Canh, bưởi Diễn” thuộc Chương trình XDNTM được người dân chăm sóc phát triển tương đối tốt, riêng bưởi Diễn đã cho ra quả bói; mô hình chăn nuôi bò cái sinh sản theo chương trình 135 và 30a đang sinh trưởng và phát triển.

Tạo thêm chính sách hỗ trợ, kích cầu

Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, ông  Xứng luôn nhắc đến các chính sách hỗ trợ, kích cầu được triển khai kịp thời nên đã mang lại những kết quả thiết thực. “Nếu không có chính sách của Đảng và Nhà nước thì chẳng biết đến bao giờ Tân Thành mới có được ngày hôm nay”, ông Xứng nói.

Để thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, trong thời gian tới, Tân Thành sẽ tập trung mọi nguồn lực để làm thay đổi diện mạo nông thôn, tạo điều kiện cho hộ nghèo vươn lên trong sản xuất, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. Về lộ trình XDNTM, xã sẽ tiến hành rà soát từng tiêu chí, chỉ tiêu chưa đạt để tập trung thực hiện; tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi để nâng cao thu nhập cho nhân dân; tranh thủ các nguồn vốn để hoàn thiện hệ thống giao thông, kênh mương thủy lợi; có chính sách hỗ trợ đặc thù cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo. Phấn đấu cuối năm 2018, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã hoàn thiện, đạt thêm tiêu chí số 06 về cơ sở vật chất văn hóa;  thêm 138 hộ thoát nghèo (giảm thêm 10,43% hộ nghèo).

Phấn đấu cuối năm 2018, Tân Thành giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 14%.

Sang năm 2019, xã phấn đấu hoàn thành thôn Thành Thượng đạt chuẩn nông thôn mới; Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7%; thu nhập bình quân đầu người đạt 26 triệu đồng/người/năm. 

Để được như vậy xã sẽ tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, kết hợp với khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất lao động trên cùng một diện tích canh tác.

“Để Tân Thành sớm đạt  mục tiêu, kế hoạch đề ra, xã đề xuất UBND huyện, tỉnh quan tâm bố trí nguồn vốn đầu tư xây mới, nâng cấp cơ sở vật chất văn hóa của xã và thôn bản, đầu tư kinh phí để nhân rộng các mô hình sản xuất, chăn nuôi trên địa bàn để đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng cao”, ông Xứng kiến nghị.

 

 

 

 

Kiều Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top