Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 27 tháng 10 năm 2018 | 11:46

Tái cơ cấu nông nghiệp đang đi đúng hướng

Với mức tăng trưởng 3,65% trong 9 tháng qua của ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Nguyễn Xuân Cường, khẳng định: Tái cơ cấu nông nghiệp đang đi đúng hướng.

imgm3149.JPGBộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Nguyễn Xuân Cường giải trình trước Quốc hội.

 

Nông nghiệp tăng trưởng cao trong nhiều năm gần đây

Trong phiên giải trình về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Nguyễn Xuân Cường, cho biết: Tăng trưởng nông nghiệp đến tháng 9 năm 2018 đạt 3,65%. Đây là mức tăng trưởng rất cao trong nhiều năm gần đây. Điều này càng khẳng định tốt hơn khi mà trên thế giới năm nay tác động của thiên tai rất lớn, ở tất cả các châu lục, từ nước Mỹ cho tới Philippin, Nhật Bản và gần đây nhất là Indonesia.

Việt Nam từ đầu năm đến nay cũng có 6 cơn bão và áp thấp ở mức độ nhất định, tỷ lệ thiệt hại về người và vật chất là 15.000 tỷ so với 60.000 tỷ năm ngoái.

Tuy nhiên, với tình hình cụ thể, với diễn biến của biến đổi khí hậu thì tất cả các cuộc giao ban Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ đều xác định không được chủ quan trong tình hình hiện nay.

Ngoài ra, mặc dù ngành nông nghiệp đạt kết quả cao nhưng còn nguy cơ dịch tả lợn châu Phi. Hiện, trên thế giới đã xảy ra ở 19 nước, Trung Quốc đã xảy ra ở 11 tỉnh, gần Việt Nam nhất là Vân Nam. Vì thế, Thủ tướng đã có công điện cho tất cả các bộ, ngành địa phương tập trung quyết liệt để ngăn chặn dịch bệnh này. Nếu để xảy ra ở khu vực chăn nuôi thì tăng trưởng sẽ không được đảm bảo.

40,3% số xã về đích xây dựng nông thôn mới

Theo Bộ trưởng Cường, nội dung Nghị quyết số 32 giám sát của Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2016 giao cho Chương trình xây dựng nông thôn mới có nhiều nội dung rất lớn, đó là: Chương trình xây dựng nông thôn mới đã hoàn thành được 17,5% số xã, mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 là đạt 50% số xã, một nhiệm khó khăn;

Do chạy đua theo phong trào nên vấn đề nợ đọng là 16.000 tỷ đồng, đây đang trở thành một vấn đề nóng bỏng;

Tổ chức thực hiện rất bất cập khi 19 nhóm tiêu chí không phù hợp với 7 vùng miền;

Thêm nữa là huy động nguồn lực không phù hợp với tất cả các vùng miền. Ở những vùng có điều kiện kinh tế thì lại rất dễ huy động xã hội hóa, ngược trở lại phân bổ nguồn lực thì lại bình quân như nhau, nên các nơi vùng sâu, vùng xa khó khăn càng khó khăn hơn. Khi thực hiện nông thôn mới thì khoảng cách giàu nghèo lại càng xa hơn. Tổ chức chỉ đạo nếu không tập trung giữa Trung ương và địa phương thì kết quả không đồng bộ.

Tuy nhiên, sau 3 năm thực hiện nghị quyết Quốc hội, vượt qua mọi khó khăn, hiện, đã có 40,3% số xã về đích nông thôn mới, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao. Tình hình này sang năm 2019, chắc chắn sẽ hoàn thành được mục tiêu 50% số xã. Như vậy, cơ bản sẽ hoàn thành trước được 1 năm.

Vấn về nợ đọng cơ bản, đến giờ phút này chỉ còn có 1.200 tỷ, hạ xuống được 92%, 8% còn lại cơ bản là các chương trình đang dở dang triển khai. Như vậy, tất cả các tỉnh này nếu công nhận là xã nông thôn mới thì những nội dung này sẽ được quyết toán bởi vì đây đều là công trình dở dang.

Bộ tiêu chí 19 tiêu chí thì đã được Chính phủ ban hành bằng cơ chế, chính sách, chỉ tiêu phù hợp với các vùng miền. Qua quá trình vận dụng, gần 3 năm không có địa phương nào phản ánh rằng nó không phù hợp nữa.

“Mục tiêu về nguồn lực, Quyết định trung hạn đầu tư 163.000 tỷ, trong đó riêng khu vực của ngân sách đầu tư 63.000 tỷ, tức là gấp 4 lần so với giai đoạn 2010 - 2015. Chúng ta đã phân loại các xã miền núi, vùng bãi ngang được hệ số bằng 4 đến 5 lần so với các xã ở vùng thuận lợi. Chúng tôi cho rằng những cơ chế này đã thực sự đi vào cuộc sống. Phân cấp giao cho đơn vị cấp tỉnh chủ động bố trí trong nguồn trung hạn. Chúng tôi thấy về cơ bản những nội dung này đã được Chính phủ chỉ đạo các bộ, ban, ngành, các địa phương, các ngành vận dụng và triệt để thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 32 của Quốc hội”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Tái cơ cấu nông nghiệp đang đi đúng hướng

Về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, khẳng định hướng tái cơ cấu nông nghiệp đang đi đúng hướng và có được những kết quả ban đầu rất tích cực thông qua sản xuất nông nghiệp tăng trưởng theo hướng tích cực.

Điều này được thể hiện rõ nhất là thị trường nông sản Việt Nam đã xuất khẩu đi 180 quốc gia. Trong 5 năm tổng giá trị nông sản Việt Nam đã xuất khẩu được 200 tỷ. Thặng dư đưa về cho đất nước là 50 tỷ USD. Đã có 30 sản phẩm là nhóm sản phẩm quốc gia là sản phẩm có giá trị xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên, nhóm số hai là cấp tỉnh, nhóm thứ ba là quy mô hàng hóa cấp đặc sản ở địa phương thì từng bước đều được áp dụng công nghệ cao phù hợp với từng quy mô cấp độ và trình độ quản trị. Như lúa gạo Việt Nam cách đây 5 năm giá thấp nhất thế giới, đến nay, giá gạo đã ở mức cao hơn Thái Lan, Ấn Độ, đảm bảo giá trị. Năm 2018, giá trị đã được xuất ở mức cao nhất về lượng và giá trị.

Phải chủ động trước những thách thức

Để đối phó với những thách thức trong tương lai, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định: Với quy mô nền kinh tế chung, trong đó có nông nghiệp, độ mở rất lớn, đặc biệt là xuất khẩu. Biến động rủi ro về thương mại một chút là rất ảnh hưởng. Chẳng hạn, đợt nghỉ lễ Quốc khách của Trung Quốc từ ngày 1-7/10, bộ phận hải quan của họ nghỉ 7 ngày mà thanh long của ta đã ứ trong một mức độ nhất định, gây ra khủng hoảng nhất định. Do đó, từ nay đến cuối năm chỉ còn 2 tháng, nhưng bất kỳ có một nguy cơ rủi ro xảy ra đều ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng. Từ nay đến cuối năm cần tăng cường các biện pháp để đề phòng rủi ro.

Từ nay đến cuối năm, để giữ cho tăng trưởng, hầu hết các nhà khoa học dự báo là trạng thái En-so đang từ trạng thái khí tượng trung bình chuyển sang Elnino dự báo đến năm tới. Elnino là nóng, hạn sẽ tác động trực tiếp, cần đề phòng tác động đến các vùng: Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ sẽ tổn thương ngay đến vụ đông xuân.

“Vừa qua, tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã chủ động tập trung gieo xong 1,5 triệu hecta đông xuân. Như vậy, ngay từ đầu chúng ta phải thích ứng để không chỉ giữ thành quả năm nay mà cho năm 2019. Chúng ta phải có ý thức không chỉ giữ thành quả năm 2018 mà còn phải có nhóm giải pháp ngay để củng cố thành quả và nhân đà cho năm 2019”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

 

 

 

D.T
Ý kiến bạn đọc
  • Điện Biên hoàn thành chương trình làm nhà đại đoàn kết cho 5.000 hộ nghèo

    Điện Biên hoàn thành chương trình làm nhà đại đoàn kết cho 5.000 hộ nghèo

    Chiều 28/3, Tỉnh ủy Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp tổ chức tổng kết thực hiện Đề án hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo. Đây là Đề án do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành ngày 25/4/2023 (Đề án 09) nhằm vận động nguồn lực hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ với chủ đề "Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc".

  • Tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

    Tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

    Trong bối cảnh tình trạng lợi dụng tham gia đấu giá, sau đó thắng thầu bỏ cọc để "thổi giá đất" thì việc tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất là cần thiết.

  • Thủ tướng trả lời nhiều câu hỏi khó của thanh niên về chuyển đổi số

    Thủ tướng trả lời nhiều câu hỏi khó của thanh niên về chuyển đổi số

    Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cấp bách của năm 2024 là "Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia", tại phiên đối thoại, các đoàn viên thanh niên đã đặt nhiều câu hỏi đến các bộ ngành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xoay quanh chủ đề này.

  • Hành trình đưa cam ruột đỏ về Điện Biên

    Hành trình đưa cam ruột đỏ về Điện Biên

    Về Điện Biên những ngày đầu tháng 3, chủ ý đi ngắm hoa ban trắng và tham quan vùng đất anh hùng, nhưng đi loanh quanh thế nào lại gặp nhân duyên, đó là bà chủ farm Nguyễn Thị Lan Hương, người sáng lập Cara Farm ở bản Bồ Hóng, xã Thanh Xương (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên).

  • Giám đốc HTX ở Hà Tĩnh “mê” làm nông nghiệp hữu cơ

    Giám đốc HTX ở Hà Tĩnh “mê” làm nông nghiệp hữu cơ

    Đến thăm HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Liên Nhật tại xã Thạch Hạ (TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) sau hơn 10 phút đi xe. Tại đây, chúng tôi gặp anh Nguyễn Hữu Quyền (SN 1983, xã Thạch Hạ) tay chân lấm đầy bùn đất đang sửa sang các hạng mục công trình, chuẩn bị cho vụ mùa mới.

  • Nuôi cá đặc sản trong bể lót bạt thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

    Nuôi cá đặc sản trong bể lót bạt thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

    Mô hình nuôi cá chạch lấu kết hợp với cá heo đuôi đỏ trong bể cá lót bạt đặt trong vườn xoài đã mang về hàng tỷ đồng mỗi vụ cho gia đình anh Nguyễn Chí Tâm ở phường 6 (Cao Lãnh - Đồng Tháp).

Top