Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 28 tháng 12 năm 2018 | 15:24

Tây Nguyên tất bật chăm sóc hoa để kịp bán Tết

Thời điểm này, bà con khu vực Tây Nguyên đang tất bật chăm sóc hoa để kịp bán Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019.

Gia Lai: Các loài hoa đang khoe sắc

Do được bồi đắp từ phù sa sông Ba nên việc trồng hoa ỏ phường Đoàn Kết Thị xã Ayun Pa phát triển khá tốt. Đón Tết 2019, nhiều loài hoa đang khoe sắc, nhất là cúc và lay ơn. Thị xã Ayun Pa hiện có khoảng 7ha hoa  Tết, riêng Đoàn Kết có khoảng 3ha...

 

g-l-hoa-tet-333333.jpg

 Nông dân chăm sóc hoa bán Tết.  Ảnh: Bích Vân

 

Chị Trương Thị Mộng Thương, tổ 8, phường Đoàn Kết, cho biết, chị có 3 sào đất trồng hoa phục vụ Tết, và tập trung ba loại chính là lay ơn, hoa cúc và vạn thọ. Hiện, lay ơn dự báo sẽ nở vào dịp Tết, riêng hoa cúc, thời gian sinh trưởng khoảng 90 ngày, nên trồng theo kiểu cuốn chiếu, mỗi lứa cách nhau khoảng 15 ngày.

 Vì thế, hoa cúc có thể cung ứng cho thị trường liên tục từ nay đến Tết.  Đầu tư một sào lay ơn khoảng 40 triệu đồng tiền giống, phân, công chăm sóc. Song, nếu thời tiết không thuận lợi thì hoa không nở kịp, còn nếu như hiện nay hi vọng Tết sẽ có hoa bán. So với trồng lúa, hoa có giá hơn song, còn phụ thuộc thiên nhiên nên chưa nói trước được...

Anh Lê Xuân Hạnh, phường Sông Bờ cũng đang tích cực chăm sóc 5 sào hoa, trong đó có  4 sào cúc, vạn thọ, 1 sào lay ơn. Hiện, hoa lay ơn và cúc đang lên xanh, anh chăm sóc, kéo điện chiếu sáng, theo dõi cả ngày đêm. Theo đó, đầu tư một sào hoa cúc khoảng 15 triệu đồng, 1 sào lay ơn trên 30 triệu đồng. Nếu thời tiết thuận lợi, hoa có thể nở sớm hoặc muộn rất dễ bị lỗ vốn, do đó anh chọn trồng hoa cúc vừa nhẹ vốn dễ bán.

Mỗi năm thời tiết khác nhau, nên chưa dám nói trước hoa sẽ như thế nào. Hoa cúc bán Tết đang ra nụ, lay ơn đang giai đoạn làm cỏ. Trồng hoa cũng như nuôi con mọn, chăm tưới, làm cỏ, bón phân liên tục không đi đâu được. Các hộ trồng hoa rất mong có cán bộ kỹ thuật chuyên sâu, hướng dẫn cách chăm sóc, điều trị bệnh cho hoa..

Hiện, mỗi cây hoa cúc giá 4-5 ngàn đồng, bình quân mỗi sào thu nhập 15-20 triệu đồng. Dịp Tết, từ 7-10 nghìn đồng nên thu nhập sẽ cao hơn. Riêng lay ơn chủ yếu bán dịp Tết, trung bình 8-15 nghìn đồng/cây, một sào thu nhập khoảng 50 triệu đồng. So với cây trồng khác, trồng hoa cho thu nhập cao hơn.

Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019 đang đến rất gần, hy vọng với sự đầu tư tính toán kỹ lưỡng, các hộ trồng hoa sẽ có một vụ hoa được mùa được giá, và có đủ nguồn hoa cung ứng cho thị trường Thị xã trong dịpTết.

Đắc LắK:  Làng hoa lay ơn vào vụ Tết

Thời điểm này, các nhà vườn trồng lay ơn xã Cư Suê (huyện Cư M'gar) đang tất bật chăm sóc cho từng luống hoa, để kịp  Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi

 

lay-on6666661.jpg

 Bà Liên xã Cư Suê đang chăm sóc lay ơn

 

Hàng năm, vào giữa tháng 10 âm lịch, bà Hồ Thị Liên, thôn 1 bắt đầu làm đất, để canh tác 1 sào hoa lay ơn, với đủ các  màu: đỏ tươi, đỏ nhung, vàng, tím cẩm… Bà cho biết, Tết năm trước giá 35 -40.000 đồng/bó (10 cây), trừ chi phí lãi hơn 20 triệu đồng.

 Năm nay, thời điểm xuống giống cây đã ra 2-3 lá và phát triển tốt. Bà đang làm cỏ, tưới nước và  lắp đặt hệ thống đèn điện để điều tiết sinh trưởng, giúp cây bung hoa đẹp, đúng vụ. Hoa vụ Tết thường dễ bán, giá cả cao hơn ngày thường, thu nhập cũng tăng.

 Chị Võ Thị Lê, cũng đang bận rộn với 3 sào lay ơn. Việc chăm hoa tưởng đơn giản, nhưng để hoa nở đẹp và đúng Tết cần tỉ mỉ trong từng khâu chăm sóc, nắm bắt sự thay đổi của thời tiết để  bón thúc hay kìm hãm.

Khi mới xuống giống, tưới nước 2 lần/ngày, phun thuốc kích thích sinh trưởng. Cây cao khoảng 40 cm thì cắm nẹp tre để giữ thân thẳng và vững. Từ 20 tháng Chạp, hoa sẽ bắt đầu nở. Năm nay, ngoài lay ơn là chủ đạo, chị còn trồng hoa hồng, hoa đồng tiền, các loại hoa cúc…

So với mọi năm, giá vật tư nông nghiệp phục vụ cho trồng hoa như phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc dưỡng rễ, giống… đều cao hơn, nên chị rất trông chờ giá hoa sẽ tăng cao trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019.

Ông Đặng Văn Hoan, Chủ tịch UBND xã Cư Suê cho biết: “Khoảng 3 năm trở lại đây, việc trồng hoa bán dịp Tết mang lại hiệu quả cao, nên sau khi hết vụ hoa màu, khoảng từ cuối tháng 9 âm lịch, nhiều hộ đã cải tạo đất để  trồng lay ơn”.

Hiện trên địa bàn có khoảng 30 hộ trồng lay ơn, với diện tích 1-3 sào/hộ. Năm nay,  thời tiết tương đối thuận lợi nên hoa sinh trưởng rất tốt, dự kiến, Tết này làng hoa sẽ cung ứng cho thị trường khoảng 900.000 cây lay ơn các loại.

Để tăng năng suất, chất lượng hoa, các nhà vườn đều áp dụng khoa học kỹ thuật như thắp điện sưởi ấm, đầu tư hệ thống tưới nước phun sương. Ngày thường 1 cành khoảng 3 – 3,500 đồng, áp Tết 4.500 – 6.000 đồng/cành.

Lâm Đồng: Trồng hoa bằng công nghệ nội địa, giá rẻ

Việc đưa máy móc và làm nhà lưới, nhà kính công nghệ cao, giá rẻ của Việt Nam... vào sản xuất hoa giúp giảm chi phí, và được coi là một trong những giải pháp hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững tại Lâm Ðồng.

 

lat-hoa-cuc-66666.jpg

 Sử dụng công nghệ cao trồng hoa cúc  Ảnh: H.Yên

 

Để trồng hoa đồng tiền và cúc, anh Hán Văn Sơn xã Nam Hà (Lâm Hà) phải bỏ ra ít nhất 2 tỷ đồng cho 1 ha nhà kính công nghệ cao. Vì thế, việc tìm ra công nghệ giá rẻ, chất lượng tương đương là điều anh muốn hướng đến.

Anh cho biết, nhà có trên 9 sào đất lúa cằn cỗi, để chuyển đổi cây trồng, nâng cao thu nhập, anh trồng hoa cúc và đồng tiền. Nhưng chi phí đầu tư nhà kính là điều anh trăn trở, bởi nếu nhập khẩu từ Israel thì giá rất cao. Do vậy, anh lựa chọn nhà kính, hệ thống tưới nhỏ giọt... do Việt Nam sản xuất.

Hiện, trên thị trường Việt Nam, những mặt hàng phục vụ nông nghiệp công nghệ cao như nhà kính, hệ thống tưới nhỏ giọt mô phỏng công nghệ Israel. Hoặc, các loại máy gieo hạt tự động…đã được chứng nhận, và được nhiều doanh nghiệp cũng như nông dân tin dùng. 

 Ví như, máy gieo hạt của ông Nguyễn Thanh Trị xã  Liên Nghĩa,  huyện Đức Trọng, là một ví dụ. Ưu thế nổi bật của máy gieo hạt ông Trị sáng chế là có thể tự động gieo được tất cả các loại hạt. Từ nhỏ như hạt cải, đến lớn như hạt ngô, sau nhiều lần điều chỉnh, cải tiến, đến nay máy gieo hạt của ông Trị gần như đạt đến mức hoàn hảo.

Máy hoạt động theo cơ chế tạo chân không hút hạt giống, tạo sự ổn định trong lúc hút hạt, chính xác và không bị hạt đôi. Hiện, đã có22/28 loại máy nông nghiệp được ông Trị sáng chế thành công, đi vào hoạt động,  và được các cơ quan nhà nước công nhận.

Trong đó, có các loại như: máy ép cám viên, máy nén giá thể vào khay xốp, máy rửa cà rốt, khoai tây, khoai lang, máy tách vỏ cây, máy băm gỗ, hệ thống tách nước chanh hạt...

Mỗi sản phẩm của ông Trị bán ra, đều được cải tiến phù hợp với địa hình, điều kiện sản xuất thực tế của người sử dụng. Do đó, trước khi nhận cung cấp máy cho đối tác, ông đều đi quan sát thực tế vùng đất mà người mua máy sử dụng.

Hiện, máy gieo hạt của ông không chỉ được tiêu thụ rộng rãi trong nước mà còn xuất khẩu sang Malaysia, Thái Lan, Indonesia.

Các sản phẩm nông nghiệp của Lâm Ðồng không chỉ nổi tiếng trong nước, mà còn xuất khẩu với ưu thế cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, ví như các loại rau, hoa..

 Ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV cho biết,  để nâng cao chất lượng sản phẩm, và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đặc biệt để sản xuất các loại cây trồng có giá trị cao, vấn đề giảm chi phí ban đầu về công nghệ là vấn đề then chốt.

Muốn vậy, khi học tập các nước thành công về nông nghiệp CNC như Israel, không nên bê nguyên công nghệ của họ, vì chỉ thích ứng với họ. Vì vậy, ta chỉ cần ứng dụng một phần của Israel thôi, phần còn lại cần nội địa hóa, để hạ giá thành mới chấp nhận được. Đây là điều các nhà khoa học Việt Nam cần phát huy. 

Các nhà vườn tất bật chuẩn bị hoa đón Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi, đầu tư công nghệ cao nội địa, giá rẻ vào sản xuất hoa, cho thu nhập cao, đang được các nhà vườn áp dụng, là tin nổi bật trong tuần tại Tây Nguyên

 

 

 

An Như (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top