Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2019 | 15:55

Thái Nguyên: Dự án cấp bách nhưng thực hiện... rùa bò!

Dư luận cho rằng, cần làm rõ một số vấn đề xung quanh Dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ, lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu do Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco 8 làm chủ đầu tư.

20190327_114223.jpg

 20190327_1142200.jpg

 20190327_113703.jpg
20190327_113136.jpg

20190327_1135400.jpg

Bên cạnh xây dựng bờ kè mới vẫn còn hệ thống kè sông Cầu cũ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách (tài sản nhà nước). Người dân đặt câu hỏi, tại sao phải xây dựng dự án mới để thay thế công trình cũ? Đây có phải là thừa giấy vẽ voi chăng?

Dự án... rùa bò

Dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ, lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu (gọi chung là Dự án sông Cầu) với 9 dự án thành phần có tổng mức đầu tư hơn 9.800 tỷ đồng, khởi công ngày 25/12/2016, do Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco 8 làm chủ đầu tư.

Trong đó, vốn xây lắp của nhà đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng, vốn của địa phương tham gia dự án để giải phóng mặt bằng khoảng 2.811 tỷ đồng. Được đầu tư theo hình thức hợp đồng BT.

20190327_112537.jpg
20190327_112607.jpg

 20190327_112502.jpg

 Dự án sông Cầu là dự án cấp bạch nhưng  sau 3 năm vẫn nham nhở, dở dang, nhiều tháng nay đã dừng thi công.

Người dân sống dọc bờ sông Cầu cho biết, trước khi khởi công dự án Sông Cầu, toàn bộ hệ thống kè sông Cầu cũ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách (tài sản nhà nước) vẫn đang sử dụng bình thường. Khi thi công dự án mới, hệ thống kè sông cũ sẽ bị phá bỏ hoặc không còn tác dụng. Vậy, tại sao phải xây dựng dự án mới để thay thế công trình cũ? Đây có phải là thừa giấy vẽ voi chăng?!

Trong trường hợp hệ thống kè sông Cầu cũ xuống cấp, tỉnh Thái Nguyên thay thế bằng dự án mới, mang tính cấp bách nên đã khởi công vào cuối tháng 12/2016. Thế nhưng sau 3 năm, dự án này vẫn nham nhở, dở dang, mất mỹ quan, nếu xảy ra lũ lụt, sẽ ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng nhân dân sống dọc bờ sông Cầu. Đặc biệt, dự án hiện đang dừng thi công nhiều tháng nay.

 

Dự án biến thành “Đề án” có lách luật?

Trên cơ sở đề xuất của Liên danh Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (Cienco8) về dự án sông Cầu theo hình thức hợp đồng BT, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có Văn bản giao nhà đầu tư lập đề xuất dự án.

20190327_112750.jpg
20190327_1104220.jpg

20190327_112602.jpg

Cả nghìn tỷ đồng nằm phơi sương, phơi nắng, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên có thấy xót của?

Sau khi đề xuất chủ trương đầu tư dự án hoàn thành, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định phê duyệt chủ trương đề xuất dự án.

Theo quy định, dự án thuộc dự án nhóm A và thẩm quyền phê duyệt là Thủ tướng Chính phủ. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy và Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên đã thống nhất chủ trương đổi tên “Dự án” thành “Đề án” và chia nhỏ ra thành 9 dự án thành phần.

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu để “Dự án” mà không đổi tên thành “Đề án”, chia nhỏ dự án (lúc này dự án thuộc nhóm A) bắt buộc tỉnh Thái Nguyên phải xin ý kiến của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương về nguồn vốn, quy mô đầu tư và chắc chắn dự án sẽ khó có thể được thông qua vì nguồn tài vốn đầu tư quá lớn. Đây có phải là cách lách luật của tỉnh Thái Nguyên?

Không dừng lại ở đó, dư luận cũng đặt nghi ngờ về quá trình đấu thầu và trúng thầu mà tỉnh Thái Nguyên tổ chức. Dự án sông Cầu chỉ có một nhà đầu tư mua hồ sơ mời tuyển và nộp hồ sơ dự tuyển là Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco 8 mà không có một doanh nghiệp nào khác?!  Vì chỉ có một đơn vị tham gia đấu thầu nên Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco 8 là doanh nghiệp duy nhất trúng thầu. 

20190327_112856.jpg

 20190327_110746.jpg

 20190327_114457.jpg

Với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, là dự án cấp bách nhưng lại thực hiện theo kiểu rùa bò, người dân cho rằng đây chỉ là “bánh vẽ” của nhóm lợi ích?!

Với dự án có tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, liệu Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco 8 có đủ năng lực tài chính để thực hiện? Đây có phải là lý do Tỉnh ủy và Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên đổi tên “Dự án” thành “Đề án” và chia nhỏ ra thành 9 dự án thành phần?

Trên thực tế, sau 3 năm khởi công, dự án sông Cầu đang thi công nham nhở, dở dang, cả nghìn tỷ đồng đang nằm phơi sương, phơi nắng. Phần đất san gạt mái đê, đào móng phục vụ thi công, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn đê điều khi mùa mưa bão đang đến gần.

Trước tiềm lực tài chính của Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco 8 hiện nay; nguồn vốn tham gia của địa phương, quỹ đất BT của tỉnh Thái Nguyên thì câu hỏi Dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ, lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu đi về đâu thì chỉ có lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên mới có câu trả lời.

 

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top