Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 21 tháng 9 năm 2018 | 14:32

Thái Thịnh đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp

Là xã nội đồng, nằm ở phía Nam, cách trung tâm huyện 12km, Thái Thịnh luôn là một trong những xã đi đầu các phong trào thi đua của huyện Thái Thụy (Thái Bình).

Hoàn thành XDNTM năm 2017 nhưng không dừng lại ở đó, xã tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch tái cơ cấu lao động, phát triển thương mại, dịch vụ,  thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.

tr3t.jpg
Giao thông nông thôn thuận lợi, giúp cho việc tiêu thụ, thu mua nông sản tại địa phương được thực hiện nhanh chóng.   

 

Đồng thuận cao

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Văn Hóa, Bí thư Đảng ủy xã Thái Thịnh, cho biết: Ngay từ những năm 1994 - 1997, người dân trong xã đã sớm ý thức về việc XDNTM, do đó, hạ tầng cơ sở cơ bản đã hoàn thành.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM, sau rà soát, tuy xã có “nền móng tốt” từ trước nhưng còn nhiều khó khăn do hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng từ nhiều năm trước, đã xuống cấp; sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, tự phát…

Ngay khi phát động phong trào: “Đảng bộ và nhân dân chung sức XDNTM”, ngoài ngân sách của tỉnh, huyện và địa phương, xã còn nhận được sự chia sẻ ủng hộ từ  các doanh nghiệp và sự tham gia nhiệt huyết, thể hiện tinh thần trách nhiệm từ phía những người con xa quê và nhân dân trong toàn xã. Theo đó, nhân dân đã hiến 41.800m2 đất để phục vụ cho XDNTM, đóng góp tiền mặt 22,51 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2017, tổng vốn đầu tư cho thực hiện XDNTM của xã đạt 61,23 tỷ đồng.

Từ chỗ 2,7 thửa ruộng/hộ gia đình, nay bình quân chỉ còn 1,69 thửa/hộ; ngoài ra, xã còn quy hoạch được 8 vùng sản xuất tập trung (cánh đồng mẫu lớn đạt 20ha). Đặc biệt, với hệ thống giao thông hoàn thiện từ đồng về nhà và mạng lưới thủy lợi tưới tiêu, kênh mương máng được cứng hóa, kết hợp với áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đã tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt đề án tái cơ cấu nông nghiệp ở địa phương.

Chuyển đổi từ “lượng sang chất”

Anh Đỗ Văn Tọa, ở thôn Đoài Thịnh, hồ hởi chia sẻ: “Tôi đang canh tác trên  5ha từ việc thực hiện dồn điền của một số hộ không tham gia sản xuất và thầu đất 5% của xã. Gia đình đầu tư sản xuất chuyên lúa giống (lúa Bắc Thơm số 7) để cung cấp cho Công ty Giống cây trồng Thái Bình. Chỉ tính riêng vụ lúa chiêm vừa qua (trong vòng 130 ngày), sản lượng đạt 27 tấn, thu về 192 triệu đồng. Trừ chi phí  47 triệu đồng, lãi 145 triệu đồng. Ngoài ra, tôi còn trồng thêm 100 trụ thanh long ruột đỏ, trồng chuối và chăn nuôi… Sản xuất trên cánh đồng mẫu lớn cũng như tuân thủ theo đúng quy trình, tiêu chuẩn sẽ giúp những người nông dân như tôi làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương”.

Ông Bùi Văn Phú, Chủ tịch UBND xã, khẳng định: “Nông dân trong xã sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa với thế mạnh là chuyên cung cấp lúa giống cho thị trường trong và ngoài tỉnh. HTX của xã cũng là một trong những HTX đứng đầu huyện trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Thành công từ XDNTM là đòn bẩy cho sản xuất phát triển; người dân có thu nhập cao hơn, nhu cầu về chất lượng cuộc sống  ngày một tăng, kéo theo thương mại, dịch vụ phát triển”.

Thái Thịnh có trên 200 hộ kinh doanh với nhiều hình thức dịch vụ như: vận tải hành khách đi các tuyến (35 hộ), vận tải hàng hóa, kinh doanh vật liệu xây dựng, nấu rượu, làm đậu… và buôn bán tại chợ, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương.

“Thời gian tới, phát huy truyền thống  Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, xã tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM. Bên cạnh đó, đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp chuyển từ “lượng sang chất” theo hướng hàng hóa, đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường”, ông Phú nói.

 

 

 

Kiều Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top