Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 16 tháng 5 năm 2019 | 10:31

Thanh long Bình Thuận tăng giá đột biến

Nếu vào thời điểm này năm trước, thanh long Bình Thuận có giá khoảng 5.000-7.000 đồng/kg thì hiện loại nông sản này đang được các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn thu mua với mức cao kỷ lục từ 23.000-24.000 đồng/kg nhưng nông dân không có hàng để bán.

Ông Trần Ngọc Hiệp, Giám đốc Công ty TNHH Thanh long Hoàng Hậu (huyện Hàm Thuận Nam), cho biết hiện công ty đưa ra mức giá thu mua trên 23.000 đồng/kg nhưng vẫn không có hàng. Đây là mức giá kỷ lục, tăng 4-5 lần so với cùng kỳ năm 2018.

Bà Nguyễn Thị Lan (xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam) cho biết vào thời điểm cuối vụ nghịch này, bà quyết định không chong đèn nữa do rút kinh nghiệm lứa năm ngoái giá thanh long xuống thấp, gia đình lỗ nặng. Ông Nguyễn Văn Tám (xã Hàm Cường, huyện Hàm Thuận Nam) cũng tiếc nuối khi thấy thanh long đang tăng giá cao mà không có hàng để bán vì trước đó 1 tháng, gia đình ông đã ngừng chong đèn cho vụ nghịch.

 

Thanh long Bình Thuận tăng giá đột biến - Ảnh 1.

Thanh long Bình Thuận tăng giá cao kỷ lục, gấp 4-5 lần năm trước

 

Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, giá thanh long tăng đột biến do đây là lứa chong đèn nghịch vụ cuối cùng trong năm, sắp vào hàng mùa, nhiều nông dân sợ giá giảm nên họ sản xuất hạn chế. Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng kéo dài làm cho thanh long không đạt tỉ lệ để xuất khẩu, trở nên khan hiếm.

Hiện nay, diện tích thanh long toàn tỉnh Bình Thuận đạt hơn 30.000 ha, sản lượng xấp xỉ khoảng 600.000 tấn, trong đó diện tích thanh long được chứng nhận VietGAP đạt hơn 10.000 ha. Khoảng 15% sản lượng thanh long Bình Thuận tiêu thụ nội địa, 85% xuất khẩu. Tuy nhiên, chỉ có 3%-5% xuất khẩu chính ngạch, còn lại bán qua biên mậu mà chủ yếu là qua thị trường Trung Quốc.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top