Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 29 tháng 9 năm 2018 | 16:6

Thanh Sơn vững bước trên con đường đổi mới

Thanh Sơn (Tĩnh Gia) được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2017.

Không dừng lại ở đó, xã tiếp tục củng cố và nâng cao các tiêu chí đã đạt, đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

 

tr9dd.jpg
Một góc nông thôn mới xã Thanh Sơn.

 

Đẩy mạnh phát triển sản xuất

Cách trung tâm huyện 18km, trên vùng đất ven biển, Thanh Sơn có núi, có sông nên địa hình chia cắt thành nhiều tiểu vùng. Xác định phát triển sản xuất tạo việc làm, nâng cao thu nhập và tăng trưởng kinh tế là yếu tố quyết định thành công của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), xã đã xây dựng nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế.

Với diện tích đất tự nhiên 938,24ha, trong đó có 758,09ha đất nông nghiệp, căn cứ vào lợi thế của địa hình mà xã có quy hoạch cụ thể cho từng vùng sản xuất.

Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong xã đã tập trung chỉ đạo, vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với kinh tế hợp tác, xây dựng nhiều mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả như: chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản nước lợ và các mô hình chế biến kinh doanh nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng…, nhờ đó mà nhiều hộ đã vươn lên làm giàu.

Thanh Sơn  có 11 doanh nghiệp đạt mức thu nhập từ 500 triệu đồng đến 30 tỷ đồng/năm, 25 hộ có doanh thu từ 400 triệu đồng đến 1 tỷ đồng trở lên/năm;  596 hộ từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng; 1.132 hộ thu nhập từ 55 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng/năm. Ngoài ra, xã còn có 22,4ha diện tích nuôi trồng thủy sản, thu nhập khoảng 80 triệu đồng/ha/năm, đã nâng cao nhu nhập cho 8 hộ và giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động.

Bên cạnh đó, xã đã tiếp nhận và chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức hội thảo về phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng, mở lớp tập huấn chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản để nâng cao hiệu quả canh tác trên cùng một diện tích, do đó năng suất, sản lượng cây trồng - vật nuôi được nâng lên rõ rệt. Năng suất lúa từ 4,8 tấn/ha/vụ tăng lên 5,6 tấn/ha/vụ, nuôi trồng thuỷ sản tăng từ 12 tạ/ha/năm lên 15 tạ/ha/năm.

Ngoài ra, Thanh Sơn  còn phối hợp với các công ty tư vấn, tuyển dụng lao động  trên địa bàn xã, huyện và xuất khẩu lao động. Toàn xã có 3.272 người trong độ tuổi lao động thì có đến 3.241 người có việc làm (tỷ lệ có việc làm đạt trên 99%). Tính đến hết năm 2017, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 29,5 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,5%.

Cán bộ là then chốt

Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Duy Loan, Chủ tịch UBND xã, nói: “Để đáp ứng nhiệm vụ XDNTM, giữ vững các tiêu chí đã đạt, xã xác định công tác cán bộ phải là then chốt. Do đó, Đảng ủy xã  chú trọng, quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ được đi học tập, tập huấn ở các tỉnh bạn để từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ chính trị và triển khai hiệu quả Chương trình XDNTM. Đến nay, toàn bộ cán bộ, công chức xã đạt chuẩn và xã đã triển khai tốt việc cung ứng các dịch vụ công như: y tế, giáo dục, bộ phận “một cửa hiện đại”, bộ phận tiếp dân, tiếp nhận và giải quyết kịp thời thủ tục hành chính, đơn thư kiến nghị của công dân… Đảng bộ, chính quyền xã nhiều năm liên tục đạt trong sạch, vững mạnh”.

Để đạt chuẩn NTM, xã đã huy động được trên 60 tỷ đồng. Trong đó, sức dân đóng góp đạt 13,587 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn của Trung ương, tỉnh, huyện và  xã.

Đến nay, 100% tuyến đường liên thôn, liên xã của địa phương được bê tông hóa, mở rộng; phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được nhân dân hưởng ứng tích cực; xã có 9/11 thôn được công nhận Làng văn hóa cấp huyện. Sự nghiệp giáo dục có nhiều khởi sắc, trường tiểu học và THCS được công nhận đạt chuẩn quốc gia... Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được quan tâm và phát triển; quốc phòng - an ninh được giữ vững.

 

Kiều Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top