Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 22 tháng 6 năm 2018 | 14:3

Thọ Xuân: Thúc đẩy phát triển DN bền vững

Những năm gần đây, Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) luôn tham mưu, đề xuất lãnh đạo đưa ra nhiều chủ trương và giải pháp để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp (DN), hướng tới xây dựng ngành công nghiệp bền vững.

 DNTN Quang Phát tham gia phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của  Thọ Xuân.

 

Hỗ trợ DN phát triển

Thực hiện Kế hoạch 31/KH-UBND ngày 27/02/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa, Kết luận số 55-KL/TU ngày 29/11/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển DN tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, UBND huyện Thọ Xuân xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở.  UBND huyện đã ban hành 8 chương trình trọng tâm hỗ trợ DN phát triển. Giao cho Phòng Kinh tế hạ tầng (KTHT) hoàn thiện hồ sơ tham mưu trực tiếp cho lãnh đạo huyện.

Chỉ tính riêng năm 2017, Phòng KTHT đã hoàn thiện hồ sơ, trình các cấp để phê duyệt thành lập mới 126 DN với tổng số vốn đăng ký 314,96 tỷ đồng, đạt 105% kế hoạch tỉnh giao, đạt 96,93% kế hoạch huyện giao. Phát triển DN trên địa bàn huyện Thọ Xuân đứng thứ 5 toàn tỉnh.

Cũng trong năm 2017, huyện có   5 doanh nghiệp tạm dừng, 8 doanh nghiệp đóng mã thuế. Tổng số DN được thành lập trên địa bàn huyện đến hết năm 2017 đạt 519 DN, trong đó có 452 DN hoạt động hiệu quả.

Thực hiện Quyết định số 782/QD-UBND ngày 13/04/2017, UBND huyện Thọ Xuân đã thực hiện hỗ trợ DN theo 4 nội ndung: Hỗ trợ tư vấn phát triển DN, xúc tiến thương mại, thị trường tiêu thụ; Chương trình hỗ trợ DN đào tạo lao động; Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng cho DN thực hiện dự án sản xuất kinh doanh, DN đầu tư nông nghiệp công nghệ cao; Chương trình đào tạo tập huấn cho các đối tượng làm công tác hỗ trợ phát triển DN.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, Thọ Xuân đã thành lập các tổ tư vấn phát triển DN, phát triển mới 130 DN, trong  đó có 50 DN  về lĩnh vực nông nghiệp hoạt động hiệu quả.

Những hộ kinh doanh cá thể nếu mạnh dạn phát triển lên DN sẽ được hỗ trợ kinh phí thành lập DN, hỗ trợ một năm thuế môn bài…

Để các hộ sản xuất kinh doanh mạnh dạn thành lập DN theo Luật Doanh nghiệp, Phòng KTHT tiếp tục tư vấn, hoàn thiện hồ sơ để thành lập DN cho các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, Phòng KTHT còn phối hợp với Chi cục Thuế huyện đẩy mạnh phát triển DN trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ công nghiệp, xây dựng…

“Điểm nghẽn” nguồn lực

Mặc dù đạt được nhiều thành công, song phát triển kinh tế ở Thọ Xuân chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, thiếu tính bền vững và có nhiều “điểm nghẽn”.

Việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện còn nhiều bất cập, vẫn còn hiện tượng chồng chéo  trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch phát triển các ngành kinh tế và từng khu vực kinh tế.

Các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế thiếu tính bền vững, cả nguồn vốn lẫn nguồn nhân lực chất lượng cao, kể cả việc  chưa mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ để phát triển theo chiều sâu. Vốn đầu tư hiện nay ở Thọ Xuân cho một số công trình, dự án lớn vẫn chủ yếu trông chờ vào nguồn ngân sách từ tỉnh.

Ngoài ra, tài nguyên thiên nhiên, địa lý, địa hình không còn có ý nghĩa quyết định đối với tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, diện tích rừng giảm đi, tốc độ mất rừng nhiều hơn tốc độ trồng rừng mới, những ngành nghề phát triển dựa vào lợi thế về biển mất dần sức cạnh tranh trên thị trường. Việc thiếu đồng bộ trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đang làm mất dần lợi thế thu hút đầu tư ở Thọ Xuân.

Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao là lực cản đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của huyện, do tỷ trọng lao động qua đào tạo còn quá thấp so với nhu cầu phát triển kinh tế theo chiều sâu. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn chiếm tỷ trọng lớn khiến năng suất lao động chung toàn xã hội chưa cao.

Để khắc phục mặt hạn chế, yếu kém trên, giúp DN phát triển bền vững, Phòng KTHT tiếp tục phối hợp với các phòng ban liên quan tham mưu cho UBND huyện hàng năm tổ chức ít nhất một diễn đàn “Thanh niên Thọ Xuân khởi nghiệp”;  tổ chức cuộc thi “Khởi nghiệp” theo đề án phát triển doanh nghiệp của huyện giai đoạn 2017 - 2020...


 

 

Xuân Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top