Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 10 tháng 11 năm 2018 | 19:28

Thủ tướng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Sáng 10/11, tại thôn Nội Ninh, xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Ngày hội Đoàn kết toàn dân tộc nhân kỷ niệm 88 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2018).

nqh_1908.jpg

Cùng dự có Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn, lãnh đạo một số bộ, ngành, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang.

Chung vui ngày hội đoàn kết toàn dân với bà con tại nhà văn hóa của thôn,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Nội Ninh là vùng đất giàu truyền thống văn hóa; con người nơi đây sống tình cảm, chân thành.

 

nqh_1829.jpg

Thủ tướng nêu rõ, ngày hội Đại đoàn kết dân tộc có ý nghĩa lớn, là hoạt động thiết thực trong sinh hoạt cộng đồng; cũng là dịp tổng kết sự đóng góp của mỗi người dân trong việc xây dựng thôn, làng. Đây cũng là diễn đàn dân chủ ở nông thôn, tập hợp sức mạnh của người dân. Do vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải hiểu, phải biết dựa vào dân, lắng nghe ý kiến nhân dân để hoàn thành tốt nhiệm vụ ở địa phương, ở cơ sở. “Cán bộ, đảng viên ngoài năng lực, phẩm chất hoàn thành tốt nhiệm vụ thì phong cách, tư tưởng, tinh thần đoàn kết là một tiêu chuẩn quan trọng”, Thủ tướng nói và bày tỏ mong muốn trên 100.000 khu dân cư tổ chức ngày hội đoàn kết sôi nổi để người dân thảo luận, trao đổi “việc nước, việc nhà”.

 

nqh_1848.jpg

Nhấn mạnh vai trò đoàn kết trong công cuộc phát triển đất nước, Thủ tướng cho biết, thời gian qua, công cuộc phát triển đất nước đạt được nhiều kết quả tích cực, không chỉ kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại mà đặc biệt đời sống nhân dân được nâng lên. Thủ tướng cũng bày tỏ vui mừng về đời sống của người dân ở Bắc Giang được cải thiện với thu nhập bình quân đạt gần 36 triệu người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 3,9%.

Với thôn Nội Ninh, đây là vùng quê xanh, sạch, kiểu mẫu về nông thôn mới. 92% là hộ gia đình văn hóa. Gần 100% dân số có thẻ bảo hiểm y tế trong khi cả nước mới đạt khoảng 86%. Thủ tướng đánh giá cao phong trào dân chủ cơ sở trong thôn, nhất là việc giám sát trong xây dựng đường làng, công trình văn hóa hết sức dân chủ, công khai; việc thực hiện hương ước, quy ước trong thôn đã kịp thời hòa giải các mâu thuẫn, bất hòa, bảo đảm an ninh trật tự. Công tác hòa giải ở Nội Ninh là bài học kinh nghiệm tốt cho các địa phương cũng như đối với ngành tòa án.

 

nqh_1969.jpg

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nêu ra một số mặt tồn tại ở nông thôn như vấn đề ô nhiễm môi trường. Đây là việc mà từng gia đình, từng khu dân cư phải nỗ lực, có giải pháp khắc phục. Hay vấn đề tệ nạn xã hội ở nông thôn cần quan tâm giải quyết hơn nữa, đặc biệt là tệ nạn ma túy, một bộ phận lớp trẻ chưa gắn bó với phong trào thanh niên.

Thủ tướng mong chi bộ thôn, trưởng thôn, ban công tác mặt trận quan tâm hơn nữa để khắc phục bất cập, đáp ứng nguyện vọng xây dựng khu dân cư văn hóa, văn minh. Bà con cần tiếp tục phát huy tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau khi khó khăn, hoạn nạn; tiếp tục quan tâm xây dựng nông thôn mới; giữ gìn truyền thống gia đình, dòng họ hiếu học; tránh những tranh chấp, mâu thuẫn, căng thẳng gây mất đoàn kết trong gia đình và khu dân cư; nhân lên tình làng nghĩa xóm ở khu dân cư; đồng thời, cần phát huy phong trào tự quản, tự rèn trong thôn xóm, cũng như trong từng gia đình.

 

nqh_1993.jpg

Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương trong cả nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và đẩy mạnh các cuộc vận động phong trào thi đua yêu nước, nâng cao hiệu quả phong trào giúp nhau giảm nghèo bền vững, chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Phát huy mặt tốt, khắc phục nhanh tồn tại, bất cập, yếu kém để nhân dân tin tưởng./.

 

 

 

D.T
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top