Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 9 tháng 4 năm 2018 | 20:57

Thủ tướng: Hải Dương tái cơ cấu NN theo hướng quy hoạch lại sản phẩm

Chiều 9/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hải Dương về tình hình kinh tế-xã hội của địa phương. Cùng dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo một số bộ, ngành.

tt1.jpg
Thủ tướng phát biểu tại buổi làm việc.
 

Phát biểu tại buổi làm việc, đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua của Hải Dương, Thủ tướng nhìn nhận sự phát triển này còn dưới mức tiềm năng. “Nếu chúng ta không có quyết tâm chính trị cao hơn thì chúng ta đang mất dần lợi thế vốn có”, Thủ tướng nói.

Từ phân tích vị trí chiến lược, địa chính trị, kinh tế của Hải Dương, đặc biệt là tiềm năng nội lực của người xứ Đông, Thủ tướng đề nghị, Hải Dương cần có ước mơ cao hơn, khát vọng mạnh mẽ hơn.

Chia sẻ tầm nhìn với Hải Dương trong thập kỷ tới, Thủ tướng cho rằng, tỉnh cần phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp của Bắc Bộ và cả nước, trở thành địa phương năng động và phát triển toàn diện, thuộc nhóm đầu của Việt Nam và nghiên cứu xây dựng Hải Dương thành thành phố trực thuộc Trung ương, kết nối Hà Nội và Hải Phòng.

Chìa khóa cho sự thành công của Hải Dương nằm ở khả năng đánh thức tiềm năng của con người, vận dụng những thành tựu công nghệ, sự thuận lợi về yếu tố địa lý và không gian liên kết kinh tế với Hà Nội và Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh và các trung tâm kinh tế khác của cả nước.

Hải Dương không chỉ liên kết theo không gian địa lý mà cần phát huy chuỗi liên kết giá trị giữa các địa phương.

Tỉnh cần đẩy mạnh tái cơ cấu các khu, cụm công nghiệp hiện chưa tạo ấn tượng trong phát triển. Cần tái cơ cấu lại hệ thống trường đại học để có trường đại học quy mô, chất lượng cao, có danh tiếng.

Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng phân công quy hoạch lại sản phẩm là thế mạnh của địa phương.

Muốn như vậy, tỉnh cần một chính quyền kiến tạo phát triển, đặt mục tiêu dài hơi hơn, có ý chí, quyết tâm chính trị cao và “phải nằm trong nhóm 20 địa phương có chỉ số tốt nhất về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh”. Đặc biệt, cần tập trung vào các yếu tố đang còn yếu như tính minh bạch, tính năng động, cạnh tranh bình đẳng, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp… Sớm phấn đấu tăng gấp đôi số lượng doanh nghiệp của Hải Dương.

Tỉnh cần suy nghĩ sâu sắc về chiến lược trở thành trung tâm công nghiệp của cả nước; cần có quy hoạch với tầm nhìn xa, tối ưu hóa các lĩnh vực phát triển để không mâu thuẫn.

Phải thu hút những người giỏi, người giàu đến sống và làm việc ở Hải Dương. Thúc đẩy đô thị hóa cả về số lượng và chất lượng. Coi đô thị hóa là động lực quan trọng để đẩy mạnh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Hải Dương phải tham gia vào chuỗi giá trị du lịch khu vực thông qua các danh thắng và đặc sản của địa phương. Cần chú ý gia cường các nền tảng xã hội, thể hiện qua bảo đảm trật tự xã hội, giải quyết các mâu thuẫn xã hội, không để phát sinh tiêu cực, phức tạp. Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã cho ý kiến, giải quyết các kiến nghị của Hải Dương với tinh thần tạo mọi điều kiện cho tỉnh phát triển.

Về kiến nghị liên quan đến nâng cấp đô thị, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, hướng dẫn tỉnh xây dựng cơ chế chính sách để thành phố Hải Dương nhanh chóng phát triển trở thành đô thị động lực vùng đồng bằng sông Hồng, là trung tâm về “văn hóa, sinh thái thân thiện môi trường, du lịch, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ”, là trung tâm trung chuyển hàng hóa, dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ./.

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top