Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 24 tháng 10 năm 2018 | 9:45

Thủ tướng mong muốn Romania tạo điều kiện cho nông sản Việt Nam

Chiều 23/10, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp Bộ trưởng Bộ Môi trường kinh doanh, Thương mại và Doanh nghiệp Romania Stefan Radu Oprea, Thủ tướng mong muốn phía Romania tạo điều kiện cho nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường Romania đầy tiềm năng.

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Bộ Môi trường kinh doanh, Thương mại và Doanh nghiệp Romania Stefan Radu Oprea. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
 
Cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dành thời gian tiếp, Bộ trưởng Stefan Radu Oprea trân trọng chúc mừng Việt Nam vừa bầu Chủ tịch nước mới.

Bộ trưởng Stefan Radu Oprea vui mừng thông báo với Thủ tướng kết quả làm việc tốt đẹp với Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Công Thương và một số cơ quan, bộ, ngành của Việt Nam để thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước. Trong cuộc trao đổi với Bộ Công Thương về thúc đẩy hợp tác thương mại và kinh tế, hai bên thấy rằng Việt Nam, Romania có nhiều tiềm năng hợp tác, đặt mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều đạt 500 triệu USD trong tương lai gần, thay vì 200 triệu USD hiện nay.

Bộ trưởng Stefan Radu Oprea cũng cho biết đã làm việc với các cơ quan hữu quan Việt Nam để thúc đẩy hợp tác về nông nghiệp, công nghệ thông tin, công nghệ 4.0, du lịch. Romania cam kết thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực mà nước này có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như: Phát triển hạ tầng đường cao tốc, các hạ tầng nghiên cứu, các bệnh viện... Romania cũng mong muốn hợp tác trong lĩnh vực lao động, tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Romania.

Ông Stefan Radu Oprea cũng cho biết, 6 tháng đầu năm 2019, Romania là Chủ tịch luân phiên EU và đây là cơ hội tốt trong việc thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam-EU nói chung và Việt Nam-Romania nói riêng, trong đó có thúc đẩy sớm ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).

 

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Bày tỏ tán thành với các quan điểm mà Bộ trưởng Bộ Môi trường kinh doanh, Thương mại và Doanh nghiệp Romania nêu ra, Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam đã và sắp tham gia ký kết tổng cộng 16 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, mở ra cơ hội hợp tác lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam và Romania.

Đánh giá cao các thế mạnh của Romania trong các ngành sản xuất, Thủ tướng cho biết, Việt Nam có thị trường 100 triệu dân, rất tiềm năng cho các doanh nghiệp Romania trong mọi lĩnh vực, kể cả cảng biển, du lịch, dầu khí, cơ sở hạ tầng...

Về các giải pháp để nâng cao kim ngạch thương mại hai chiều, Thủ tướng mong muốn hai bên thúc đẩy để kim ngạch thương mại hai chiều không chỉ đạt con đạt con số 500 triệu USD, mà phải đạt kết quả tích cực hơn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Ủy ban liên Chính phủ hai nước cần phối hợp, đưa ra các biện pháp cụ thể để thúc đẩy quan hệ hai nước trên mọi lĩnh vực. Theo đó cần rà soát các quy định, thủ tục và gỡ bỏ các quy định gây cản trở hợp tác hai nước, trong đó có các thủ tục hành chính thuế và đầu tư. Cùng với đó là tổ chức nhiều diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Romania, thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp hai bên trong mọi lĩnh vực.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn Bộ trưởng thúc đẩy Chính phủ Romania, với tư cách Chủ tịch luân phiên EU 6 tháng đầu năm 2019, tạo thuận lợi cho việc ký kết, phê chuẩn Hiệp định EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA).

Việt Nam có hàng hóa nông sản phong phú và mong muốn Romania thúc đẩy hợp tác với Việt Nam để đưa các sản phẩm của Việt Nam vào thị trường Romania đầy tiềm năng.

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Luật sư William Bourdon. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

* Chiều cùng ngày, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông William Bourdon, Luật sư Pháp. Phát biểu ý kiến tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh sự hợp tác tích cực, trên tinh thần nhân đạo giữa ông William Bourdon và bà Trần Tố  Nga - nạn nhân chất độc da cam, với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.

Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top