Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 9 tháng 3 năm 2018 | 22:25

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc

Chiều 9/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc, bà Kang Kyung-wha.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường quan hệ hai nước. Thủ tướng hoan nghênh và đánh giá cao việc Hàn Quốc thực hiện chính sách hướng Nam mới với mục tiêu hoà bình, ổn định, phát triển và coi Việt Nam là đối tác trọng tâm trong chính sách đó.  

 

thu tuong nguyen xuan phuc tiep bo truong ngoai giao han quoc hinh 1
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung-wha.

 

Thủ tướng đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường quan hệ tin cậy thông qua việc duy trì thường xuyên giao lưu, tiếp xúc cấp cao và các cấp, mong muốn tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư theo hướng cân bằng, ổn định, hiệu quả, đem lại lợi ích cho hai bên.

Thủ tướng cũng đề nghị hai bên có biện pháp để đạt mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều 100 tỷ USD vào năm 2020. Song song với đó là thúc đẩy cân bằng thương mại, tháo gỡ khó khăn về kiểm dịch để tạo điều kiện thuận lợi cho các mặt hàng nông - lâm - thuỷ sản, trái cây của Việt Nam, trong đó có quả vú sữa có thể vào thị trường Hàn Quốc trong năm 2018.

Thủ tướng mong muốn Hàn Quốc tiếp tục giữ vị trí là nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam; tham gia đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, tham gia cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu các ngân hàng thương mại. Trong quá trình đó, Thủ tướng mong muốn nhà đầu tư Hàn Quốc chú trọng chuyển giao công nghệ; tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi sản xuất của các tập đoàn Hàn Quốc; hỗ trợ ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam phát triển tương xứng nhu cầu.  

Cho rằng hợp tác lao động thời gian qua đã mang lại lợi ích cho hai bên, nhưng theo Thủ tướng, số lượng người lao động Việt Nam sang Hàn Quốc chưa tương xứng. Do đó, Thủ tướng đề nghị Chính phủ Hàn Quốc tăng tiếp nhận lao động Việt Nam, chú trọng lao động có tay nghề cao.            

Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung-wha cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dành thời gian tiếp và cho biết, phía Hàn Quốc cũng mong muốn kim ngạch thương mại hai chiều đạt 100 tỷ USD vào năm 2020. Hàn Quốc cũng nỗ lực duy trì là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam; nỗ lực để tạo cân bằng thương mại hai nước, nhất là thúc đẩy giải quyết thủ tục để mặt hàng hoa quả Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc trong thời gian sớm nhất.  

Chính phủ Hàn Quốc cũng đang có những biện pháp để hỗ trợ cộng đồng Việt Nam sinh sống và làm ăn thuận lợi tại Hàn Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc cho biết, phía Hàn Quốc muốn đẩy mạnh hợp tác đầu tư vào cơ sở hạ tầng; thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước, đồng thời bày tỏ ấn tượng việc cả thế giới đang sử dụng điện thoại di động Samsung được sản xuất tại Việt Nam.

Bà Bộ trưởng khẳng định, Hàn Quốc hết sức coi trọng quan hệ hợp tác ASEAN - Hàn Quốc trong đó có Việt Nam và Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong mối quan hệ hợp tác này. Bà cho biết, dự kiến năm 2019, Hàn Quốc sẽ tổ chức Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hàn Quốc và mong Việt Nam ủng hộ sự kiện này để hai bên tăng cường hợp tác, cùng chia sẻ lợi ích./.  

Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top