Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 27 tháng 12 năm 2018 | 21:36

Thủ tướng: Sẽ kiểm tra việc phát triển kinh tế tư nhân

Chiều nay, 27/12, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, sẽ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương để kiểm tra một số ngành, địa phương về việc thực hiện chủ trương phát triển kinh tế tư nhân.

kttn.jpg
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, sẽ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương để kiểm tra một số ngành, địa phương về việc thực hiện chủ trương phát triển kinh tế tư nhân - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Chính phủ đã nghe, thảo luận về một số báo cáo tình hình thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện 3 Nghị quyết của Trung ương về: Đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế (Nghị quyết 05); hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN (Nghị quyết 11); phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (Nghị quyết 10) và Nghị quyết 24 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020.

Về nội dung này, Thủ tướng nhấn mạnh, cần thực hiện quyết liệt hơn nữa chương trình tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng, đi liền với đó là kiểm, đôn đốc.

Về thực hiện Nghị quyết 11, theo Thủ tướng, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một khái niệm đặc trưng của Việt Nam đã được nghiên cứu, hình thành, phát triển tốt thời gian qua nhưng các loại thị trường chưa phát triển đồng bộ.

Do đó, Thủ tướng nêu rõ, hình thành, phát triển mạnh mẽ các loại thị trường rất quan trọng mà trong điều hành thì quán triệt tinh thần kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quy luật giá trị. Thủ tướng nhắc lại công tác kiểm tra, đôn đốc rất quan trọng.

 

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Về thực hiện Nghị quyết 10, Thủ tướng lưu ý, một số địa phương chưa có chương trình hành động thực hiện Nghị quyết này, đặc biệt là thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân. Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thiện văn bản quy phạm pháp luật, khung pháp lý để phát triển kinh tế tư nhân. Các cấp, các ngành, các địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi như về vốn, đất đai… để kinh tế tư nhân phát triển.

Thủ tướng cho biết đã trao đổi với lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương về việc phối hợp kiểm tra một số ngành, địa phương về phát triển kinh tế tư nhân, nhất là các địa phương trọng điểm, để thúc đẩy vấn đề này.

Thủ tướng nhấn mạnh, 3 Nghị quyết nêu trên rất quan trọng, tạo nền tảng cho chúng ta thành công thời gian tới.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 27 về Chương trình hành động triển khai Nghị quyết 05 của Trung ương và Nghị quyết 24 của Quốc hội về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.Theo đánh giá sơ bộ, kết quả thực hiện 64 chỉ tiêu định tính và định lượng được đặt ra tại Nghị quyết số 27 và các văn bản liên quan, đến nay có 28,13% mục tiêu dự kiến hoành thành; 40,63% mục tiêu có khả năng hoàn thành và 31,25% mục tiêu cần có giải pháp thúc đẩy hoàn thành.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về thực hiện Nghị quyết 10 của Trung ương về phát triển kinh tế tư nhân, nguồn lực cho khu vực này dần được khơi thông. Dư nợ tín dụng của khu vực kinh tế tư nhân liên tục tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống. Đến tháng 9/2018, là 87,35%. Chính phủ đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển lĩnh vực này, trong đó có xử lý kiến nghị của doanh nghiệp. Đơn cử, từ tháng 10/2017 - 7/2018, hệ thống trang điện tử của Văn phòng Chính phủ đã chuyển 1.395 phản ánh, kiến nghị tới các bộ, ngành xử lý theo thẩm quyền và có hơn 85% đã được trả lời.

 

Đức Tuân
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top