Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 1 tháng 12 năm 2015 | 10:9

Thủ tướng: Việt Nam sẽ đóng góp 1 triệu USD vào Quỹ Khí hậu

Sáng 1/12 (theo giờ Việt Nam), tại Trung tâm Hội nghị Bourget ở thủ đô Paris (Pháp), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 21 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 21).

Không chỉ khẳng định cam kết chính trị mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam tiếp tục cùng cộng đồng quốc tế chung tay nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: triển khai thành công chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đòi hỏi các quốc gia phải có quyết tâm chính trị mạnh mẽ và hợp tác chặt chẽ trong thực hiện nghiêm túc, đầy đủ hiệu quả. Thỏa thuận khí hậu toàn cầu sau năm 2020.

 

thu tuong: viet nam se dong gop 1 trieu usd vao quy khi hau hinh 0
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại COP21. (Ảnh: Nhật Bắc)

Phát biểu trước 150 Nguyên thủ, Người đứng đầu Chính phủ các quốc gia trên thế giới và lãnh đạo các tổ chức quốc tế đại diện cho 196 thành viên tham gia Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ quan điểm của Việt Nam: “Chúng ta có mặt tại Hội nghị COP21 để bày tỏ cam kết ủng hộ, thúc đẩy tiến trình đàm phán và thông qua Thỏa thuận khí hậu toàn cầu sau năm 2020. 

Nội dung Thỏa thuận cần bảo đảm sự đóng góp công bằng giữa các quốc gia và có sự cân bằng trong các nội dung về giảm nhẹ, thích ứng, tài chính, phát triển và chuyển giao công nghệ. Các nước phát triển cần đi đầu trong việc thực hiện cam kết của mình, đồng thời hỗ trợ và tăng cường năng lực cho các nước đang phát triển để cùng nhau thực hiện thành công Thỏa thuận”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định cam kết từ nay đến năm 2020 trong điều kiện khó khăn về nguồn lực nhưng Việt Nam tiếp tục tích cực triển khai Chiến lược, chương trình, kế hoạch về ứng phó với biến đổi khí hậu trên nhiều lĩnh vực với các biện pháp thiết thực. 

Thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ trong Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto. Thể hiện rõ cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế chung tay nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu bằng những hành động cụ thể cả ở tầm quốc gia và quốc tế, Thủ tướng khẳng định: Việt Nam sẽ đóng góp 1 triệu USD vào Quỹ Khí hậu giai đoạn 2016- 20120.

Đối với giai đoạn sau năm 2020, Thủ tướng nêu rõ: mặc dù là một nước đang phát triển còn nhiều khó khăn, chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam vẫn cam kết giảm 8% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 và có thể giảm đến 25% nếu nhận được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế. Việt Nam sẽ xem xét định kỳ, điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của mình. 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Việc triển khai thành công Chương trình Nghị sự 2030 đòi hỏi chúng ta phải có quyết tâm chính trị mạnh mẽ và hợp tác chặt chẽ trong việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả Thỏa thuận khí hậu toàn cầu sau năm 2020. 

Thay mặt Chính phủ và Nhân dân Việt Nam, tôi trân trọng cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự hợp tác, giúp đỡ quý báu của  các quốc gia, các tổ chức quốc tế dành cho phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam nói chung và ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng. Chúng tôi sẽ thực hiện tốt trách nhiệm và các cam kết quốc gia của mình".

Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cám ơn nước chủ nhà Cộng hòa Pháp đã nỗ lực to lớn để tổ chức Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu. Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ và bày tỏ sự ủng hộ, tình đoàn kết thân thiết với nhân dân Pháp trước những tổn thất do các cuộc tấn công khủng bố vừa qua./.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top