Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ hai, ngày 5 tháng 4 năm 2010 | 1:24

Thừa Thiên - Huế: Bỏ nương đi tìm vàng sa khoáng

KTNT - Sông Á chảy qua địa phận xã Hồng Hạ và sông Kroong chảy qua các xã Hồng Vân, Hồng Thủy, Bắc Sơn của huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) đang bị băm nát bởi “đội quân” đi tìm vàng sa khoáng. Vàng đâu chẳng thấy, chỉ thấy môi trường bị ô nhiễm, ruộng nương hoang vắng.

Trò chuyện với những người đi đãi vàng sa khoáng chúng tôi được biết, mỗi ngày, nếu may mắn đãi được 10 phân vàng sa khoáng thì có thu nhập khoảng 200.000 đồng. Tuy nhiên, chủ yếu họ chỉ đãi được chừng 2 phân vàng, có hôm về tay không. Quan sát dọc bờ sông, thấy thành phần tham gia đãi vàng rất đa rạng, thậm chí, trẻ em cũng tham gia công việc này.

Hàng ngày có rất nhiều người dân bỏ nương rẫy đi đãi vàng.

“Ngày nào tôi cũng ra đây đãi vàng, có hôm được vài phân, có hôm chẳng được gì. Mấy hôm nay thời tiết khô hạn không đốt rẫy trồng keo được nên tôi ra đây mong kiếm thêm chút ít để có đồng ra đồng vào”, bà Lựu ở thôn Kơn Tôm (Hồng Hạ) nói. Ở công trường ven sông, chúng tôi thấy việc bưng bê đất đá do đàn ông đảm nhận còn chị em lo đãi ở bờ sông. ông A Kôn, người dân trong thôn cho biết: “Hầu như ngày nào tôi cũng ra đây đãi vàng. Hôm nay được khoảng 3 phân, bù cho hôm qua chẳng được chút nào”.

Ở sông Kroong, việc khai thác vàng cũng “nóng” không kém. Người người thi nhau đào, đãi, chạy qua chạy lại... Đem chuyện này đến hỏi ông Lê Đức Cương, Phó bí thư Đảng ủy xã Hồng Thủy, ông Cương cho biết: “Chúng tôi đã tổ chức vận động bà con không tiếp tục đào đãi vàng sa khoáng nhưng họ chỉ ậm ừ lúc đó, ngay sau khi đoàn vận động đi khỏi mọi việc lại tiếp diễn. Ngoài ra, còn một nguyên nhân nữa là thời điểm này công việc nương rẫy đang rảnh nên ai cũng tranh thủ tham gia đãi vàng”.

Em Hồ Văn Tơi mới 14 tuổi nhưng đã rất quen với công việc đào đãi vàng. Vừa thở hổn hển khi bê chiếc mâm sắt đầy đất đá ra sông để đãi, Tơi vừa kể: “Ngày nào được nghỉ học em cũng ra đây giúp mẹ đãi vàng. Công việc này chỉ ăn may thôi, có hôm được chút ít, có hôm chẳng được gì”.

Điều đáng lo ngại nhất hiện nay là hậu quả của việc khai thác vàng vô tội vạ. Hiện đôi bờ sông á và sông Kroong đã bị cày xới tan hoang, hàng chục hố sâu có thể đổ sập và gây tai nạn bất cứ lúc nào. Ngoài ra, biết bao mầm bệnh đang ẩn chứa dưới dòng nước ngầu đỏ... Thiết nghĩ, chính quyền địa phương nên có biện pháp cụ thể và triệt để hơn giúp bà con phát triển sản xuất chứ không đổ xô đi khai thác vàng như hiện nay.

Tân Mai

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top