Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 22 tháng 7 năm 2018 | 21:47

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng làm việc tại Gia Lai

Trong 2 ngày 21 và 22/7, ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư cùng đoàn công tác T.Ư ã làm việc tại tỉnh Gia Lai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh.


Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Hoài Nam/TTXVN)

 

Sau khi nghe ông Dương Văn Trang, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai báo cáo kết quả hai năm rưỡi thực hiện hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh, ông Trần Quốc Vượng đánh giá cao tinh thần đoàn kết trong tập thể lãnh đạo tỉnh Gia Lai, từ đó phát huy sức mạnh trong toàn Đảng bộ thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị.

Công tác xây dựng Đảng đạt được nhiều kết quả tích cực, có sự chuyển biến. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các cấp ủy đảng của tỉnh đã phát triển được gần 7.000 đảng viên, không còn thôn, buôn "trắng" đảng viên. An sinh xã hội được tỉnh đặc biệt quan tâm với việc hoàn thành xóa nhà hư hỏng, dột nát cho các hộ gia đình chính sách, người có công với cách mạng.

Ông Trần Quốc Vượng biểu dương tỉnh có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các chỉ tiêu về phát triển kinh tế, trong đó tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016-2018 tăng khá, bình quân đạt 7,7% năm. Nông, lâm nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Ông Trần Quốc Vượng đề nghị tỉnh Gia Lai tiếp tục triển khai tốt các Nghị quyết của Đảng, trong đó đảng viên phải là nhân tố nòng cốt, gương mẫu đi đầu để người dân tin tưởng tuyệt đối vào đường lối đổi mới của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng tỉnh Gia Lai giàu mạnh về kinh tế, đảm bảo về quốc phòng an ninh; tiếp tục kiên trì, bám sát thời cơ hướng đến phát triển kinh tế toàn diện trên cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Đặc biệt, tỉnh chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng cánh đồng lớn; tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến sâu để gia tăng giá trị sản phẩm, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

Tỉnh cần đặc biệt chú ý bảo vệ môi trường, quyết liệt trồng rừng, nâng cao hơn nữa độ che phủ rừng; quan tâm giải quyết đất sản xuất, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, tránh tình trạng phân hóa giàu nghèo quá xa gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Về kiến nghị của tỉnh trong việc thiếu biên chế giáo viên so với định mức, ông Trần Quốc Vượng ghi nhận và sẽ trao đổi với các ban, ngành Trung ương tìm giải pháp gỡ khó cho Gia Lai.

Theo báo cáo của tỉnh Gia Lai, trong nửa nhiệm kỳ qua, công tác xây dựng Đảng của tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực, việc xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng được đổi mới theo hướng phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương và gắn với việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong Đảng. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” trong nội bộ” và Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được triển khai nghiêm túc từ cấp tỉnh đến cơ sở tạo được bước chuyển biến mới, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các cấp ủy đảng của tỉnh Gia Lai đã kết nạp được gần 7.000 đảng viên, nâng tổng số đảng viên toàn Đảng bộ tỉnh lên hơn 55.000 đảng viên. Công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hằng năm đảm bảo chặt chẽ, nề nếp và dần đi vào thực chất hơn. An sinh xã hội được đặc biệt quan tâm với việc toàn tỉnh đã xây mới 680 ngôi nhà, sửa chữa 541 ngôi nhà với tổng kinh phí gần 70 tỷ đồng để xóa nhà hư hỏng, dột nát cho các hộ gia đình chính sách người có công với cách mạng.

Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2016-2018 tăng khá, bình quân đạt 7,7%/năm; trong đó, nông-lâm nghiệp tăng 5,88%, công nghiệp-xây dựng tăng 8,72%, dịch vụ tăng 8,6%; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 45 triệu đồng, tăng hơn 15 triệu đồng so với năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ gần 20% vào cuối năm 2015 xuống còn 13,34% cuối năm 2017; dự kiến đến hết năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo sẽ giảm còn 10,34% và không còn hộ nghèo thuộc diện chính sách ưu đãi người có công.


Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thăm và tặng quà các cựu chiến binh nhân kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7). (Ảnh: Hoài Nam/TTXVN)

 

Nông, lâm nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; chú trọng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng cánh đồng lớn, đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Chương trình phát triển nông thôn mới được triển khai quyết liệt, đồng bộ, các nguồn vốn được sử dụng hiệu quả, đúng với nội dung của chương trình và phù hợp với như cầu của địa phương.

Tỉnh chú trọng ban hành nhiều nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phù hợp với đặc thù của tỉnh. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được cải thiện qua từng năm.

Trước đó, ông Trần Quốc Vượng cùng đoàn công tác đã làm việc với huyện Chư Pưh và thành phố Pleiku. Nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sỹ 27/7, ông Trần Quốc Vượng đã tặng 10 căn nhà tình nghĩa và quà cho các gia đình chính sách; tặng 100 suất học bổng cho các học sinh nghèo vượt khó và 500 triệu đồng cho Quỹ bảo trợ xã hội của tỉnh Gia Lai.

Trong khuôn khổ chuyến công tác, ông Trần Quốc Vượng đã đến viếng Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh, dâng hoa Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, thành phố Pleiku./.

 

Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top