Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 9 tháng 10 năm 2015 | 8:22

Tiếp bài “Chí Linh (Hải Dương): Công trình không phép “độn thổ” trên đất di tích Côn Sơn”: “Con sai... bố bảo tại thầy”

Là đơn vị quản lý trực tiếp hoạt động của Trung tâm Khí công và Dạy nghề nhân đạo nhưng Hội Chữ thập đỏ TP.Hà Nội lại “chối bay” trách nhiệm về sai phạm của “con mình” và “đá bóng” trách nhiệm sang người khác.

>> Đùn đẩy trong xử lý?

>> Công trình không phép “độn thổ” trên đất di tích Côn Sơn

>> “Con voi chui lọt lỗ kim”

Công trình xây dựng sai phép nhưng vẫn “án ngự” giữa rừng.

Báo Kinh tế nông thôn đã có loạt bài phản ánh công trình sai phép “mọc” trên đất khoán trồng cây ăn quả lâu năm thuộc quy hoạch vùng khai thác đặc biệt của Di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương) nhưng đến nay, chính quyền và các ngành chức năng vẫn “bó tay”, chưa có hướng xử lý.

Nhằm thông tin một cách khách quan  về vụ việc, đặc biệt là ý kiến của cơ quan quản lý Trung tâm Khí công và Dạy nghề nhân đạo, chúng tôi liên hệ làm việc với Hội Chữ thập đỏ TP.Hà Nội. Chia sẻ về vấn đề nêu trên, ông Nguyễn Xuân Quý, Chánh văn phòng Hội, cho hay: “Việc này, khi báo chí phản ánh chúng tôi mới biết, nhưng họp hành, họ lại không nói gì”.

Thậm chí ông Quý còn tỏ thái độ bức xúc vì: Chúng tôi không cấp bất cứ giấy phép nào cho Trung tâm Khí công và Dạy nghề nhân đạo xây dựng công trình ở Chí Linh. Việc này là sai quy định và do đơn vị quản lý trên địa bàn Chí Linh. “Trung tâm này không báo cáo chúng tôi về việc xây dựng ở đây”, ông Quý khẳng định.

Được biết, Trung tâm Khí công và Dạy nghề nhân đạo được thành lập được hơn 10 năm với nhiệm vụ chính là làm từ thiện, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Hà Nội. “Quy định là vậy nhưng trung tâm hoạt động như vậy là sai”, ông Quý nói.

Để một công trình kiên cố xây dựng như thế này trên đất mình quản lý, nhưng khi báo chí vào cuộc mới biế, liệu có điều gì “uẩn khúc” (?!).

Đại diện Hội Chữ thập đỏ TP.Hà Nội chối bay trách nhiệm của mình và đổ lỗi cho chính quyền sở tại, nhưng theo ông Nguyễn Đức Hóa, Chủ tịch UBND thị xã Chí Linh thì: “Việc làm sai trái này đã vượt thẩm quyền và chúng tôi đang báo cáo lên cấp trên. Rừng này là do Ban quản lý rừng tự ký hợp đồng vời người dân”.

Thiết nghĩ, vụ việc sai trái đã rõ ràng như vậy nhưng ngay cả đơn vị quản lý cũng như chính quyền sở tại lại “bó tay” một cách “khó hiểu”. Điều này khiến dư luận hoài nghi có hay không sự dung túng, bao che cho sai phạm?

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục cung cấp thông tin vụ việc đến bạn đọc.

Nhất Nam

 
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected].

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top