Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 17 tháng 2 năm 2019 | 0:21

Tìm cách gỡ khó cho người trồng lúa Đồng bằng sông Cửu Long

Vụ lúa đông xuân tại Đồng bằng sông Cửu Long đang vào vụ thu hoạch nhưng giá bán có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do doanh nghiệp gặp khó trong ký hợp đồng xuất khẩu gạo, trong khi lượng lúa tồn trong dân còn khá lớn.

thu-hoạch-lúa-tại-huyện-thới-lai-thành-phố-cần-thơ-ảnh-ck.jpg

Cả người trồng lúa và doanh nghiệp thu mua tại Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang gặp khó.

 

Doanh nghiệp chậm thu mua, giá lúa giảm

Đến nay, hầu hết diện tích lúa tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã đến giai đoạn thu hoạch nhưng đang gặp khó trong tiêu thụ và giá bán.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hè, Giám đốc Sở NN&PTNT TP. Cần Thơ, vụ lúa đông xuân 2018-2019, Cần Thơ xuống giống 81.264 ha, năng suất đạt khoảng 7 tấn/ha, sản lượng dự kiến 570.000 tấn. Hiện, chỉ hơn 21.000 ha có hợp đồng tiêu thụ, còn lại phụ thuộc vào thương lái. Sau Tết, giá lúa đông xuân có xu hướng giảm, hiện còn khoảng 4.300 đồng/kg, (giá thu mua bình quân thấp hơn khoảng 1.000 đồng/kg so cùng kỳ và khó tiêu thụ).

Tại huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), người dân địa phương đang vào vụ thu hoạch nhưng giá lúa tươi thu mua giảm trung bình 500-600 đồng/kg so với thời điểm trước Tết. Nông dân lo lắng lúa đã đến ngày thu hoạch nhưng có rất ít thương lái tìm đến đặt cọc hỏi mua, điều chưa từng xảy ra ở nhiều vụ lúa đông xuân gần đây.

Nông dân huyện Vĩnh Hưng (Long An) đã thu hoạch được gần 1.000ha, năng suất từ 7 đến 8 tấn/ha lúa tươi. Nhưng do giá lúa có xu hướng chững lại nên nhiều người dân chưa bán. Giá các giống lúa thường dao động từ 4.800 - 5.300 đồng/kg; các giống lúa chất lượng cao như Thơm nút, ST24 giá từ 6.500 - 7.000 đồng/kg, tùy chất lượng lúa.

Các doanh nghiệp bao tiêu thu mua lúa cho rằng, việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng đủ lớn để thu mua lúa trong dân là rất khó khăn, khiến cho việc thu mua xuất khẩu gặp khó. Hiện, đang là thời điểm các doanh nghiệp đẩy mạnh việc thu mua để các thương lái không có cơ hội ép giá, đẩy giá thị trường tiếp tục đi xuống. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp đang bị thiếu thông tin thị trường, đặc biệt là thị trường lớn như Trung Quốc….

Theo Sở Công Thương Cần Thơ, thu mua lúa gạo xuất khẩu năm nay gặp khó hơn năm trước vì chưa có các hợp đồng xuất khẩu mới. Mặt khác, nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp để thu mua lúa tạm trữ trong dân gặp khó khăn do lượng hàng còn tồn kho khá lớn. Trong khi hầu hết diện tích lúa đến kỳ thu hoạch nếu không có vốn thu mua tạm trữ thì việc tiêu thụ sẽ gặp khó.

Trước những khó khăn trên các địa phương đã kiến nghị cơ quan chức năng chỉ đạo thu mua lúa tạm trữ cho nông dân. Mặt khác, đề xuất trao đổi với các ngân hàng, vận động ngân hàng trên địa bàn hỗ trợ gói tín dụng giúp doanh nghiệp thu mua lúa tạm trữ cho nông dân.

 

Tháo gỡ cho người trồng lúa

Ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cho biết, đối với doanh nghiệp lớn, đề nghị ngân hàng xem xét nâng hạn mức cho vay, đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Riêng doanh nghiệp nhỏ và vừa, Sở Công Thương chủ trì cuộc họp với các tổ chức tín dụng để hỗ trợ vốn cho những doanh nghiệp này thu mua lúa trong dân.

 Ông Nam yêu cầu các sở, ngành có liên quan  tiếp cận nắm thông tin thị trường lúa gạo từ các bộ, ngành trung ương về báo lại cho doanh nghiệp càng sớm càng tốt. Đặc biệt là các cuộc đàm phán quan trọng, chính sách mới của những thị trường có ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu.

Theo ông Trần Quốc Hà, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Cần Thơ, đơn vị đã yêu cầu các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn làm việc với các doanh nghiệp về hạn mức cụ thể hoặc bổ sung định mức tín dụng nếu được.

Cũng theo ông Hà, UBND TP. Cần Thơ cần phối hợp với các tỉnh trong khu vực cùng kiến nghị với hội sở ngân hàng thực hiện chính sách hỗ trợ vốn chung cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nếu không tăng được định mức tín dụng vay thì phải đẩy nhanh tiến độ giải ngân trong thời gian ngắn nhất để doanh nghiệp có vốn mua lúa cho dân. Các ngân hàng có thể vận dụng giải pháp khác tăng định mức vay, đồng thời trình hội sở ngay để tăng vốn vay cho doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất.

Để vựa lúa lớn nhất cả nước phát triển bền vững, thiết nghĩa về lâu dài toàn bộ diện tích sản xuất lúa chưa được bao tiêu cần được ngành nông nghiệp, các địa phương đẩy mạnh kết nối với doanh nghiệp bao tiêu cho nông dân. Ngành nông nghiệp quản lý chặt về vấn đề giống, đảm bảo cơ cấu giống phù hợp phục vụ xuất khẩu.

Sở Công Thương và Sở NN&PTNT các địa phương cần chú trọng quan hệ với các bộ, ngành để có thông tin sớm cho doanh nghiệp, nhất là với thị trường có tác động lớn đến tình hình xuất khẩu gạo.

 

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP

    Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP

    Nhiều sản phẩm của nông dân miền Trung đạt chuẩn OCOP nhưng lại gặp khó trong tiêu thụ. Đâu là nguyên nhân và giải pháp nào để thúc đẩy kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP?

  • Nông dân Sơn La thi đua phát triển kinh tế nông nghiệp

    Nông dân Sơn La thi đua phát triển kinh tế nông nghiệp

    Những năm gần đây, dựa vào tiềm năng đất đai, khí hậu,… nông dân các địa phương ở Sơn La đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng vùng sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn, xây dựng thương hiệu cho nông sản… Cùng nhau thi đua sản xuất để làm giàu cho gia đình và quê hương.

  • Thăng trầm cây mía xứ Thanh

    Thăng trầm cây mía xứ Thanh

    Có thời điểm diện tích mía của Thanh Hóa lên tới 32,1 nghìn ha và được xem là cây xóa đói giảm nghèo của nhiều địa phương trong tỉnh. Vì lý do khác nhau mà nhiều hộ dân đã phải chuyển sang cây trồng khác hiệu quả hơn. Đâu là hướng đi cho cây mía xứ Thanh?

Top