Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 12 tháng 6 năm 2017 | 1:24

Tìm giải pháp phát triển sâm Ngọc Linh

KTNT - Ngày 12/6, tại TP. Tam Kỳ, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp Báo Nhân dân tổ chức Hội thảo “Giải pháp phát triển sâm Ngọc Linh”.

Hội thảo nhằm đánh giá thực trạng và kiến nghị, tìm giải pháp khoa học, hợp lý cho phát triển cây sâm Ngọc Linh; bàn giải pháp xây dựng mối liên kết 4 nhà phù hợp, khả thi cho triển khai chiển lược phát triển vùng  nguyên liệu sâm 2020- 2030. Qua đó, sẽ tác động đến việc ban hành các các chính sách phát triển, chính sách thu hút, hỗ trợ các nhà đầu tư vào lĩnh vực này trong thời gian tới. Hội thảo là cơ hội quảng bá sâm Ngọc Linh và kêu gọi đầu tư đến các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài.

Quang cảnh hội thảo

Quang cảnh hội thảo

Tại hội thảo, Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, UBND các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum, Viện Dược liệu và các nhà khoa học đã trình bày các báo cáo tham luận đánh giá thực trạng phát triển cây sâm Ngọc Linh…

Sâm Ngọc Linh là cây thuốc đặc hữu của Việt Nam, được xếp vào 01 trong 04 loại sâm tốt nhất thế giới và có nhiều công dụng quý đối với sức khoẻ cộng đồng và có giá trị kinh tế cao. Thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã quan tâm đầu tư cho cây sâm Ngọc Linh. Đặc biệt, trước thềm Hội thảo này, ngày 05/6/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 787/QĐ-TTg phê duyệt bổ sung Sâm Việt Nam vào danh mục sản phẩm quốc gia thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020.

Có thể nói, thế giới chỉ có Việt Nam, cả nước chỉ phân bổ tại vùng núi Ngọc Linh thuộc huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) và 02 huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum). Đỉnh Ngọc Linh cao 2.598m được xem như nóc nhà của Tây Nguyên, có rừng nguyên sinh cùng với sự phong phú của hệ động, thực vật với các điều kiện tự nhiên đặc biệt phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây sâm Ngọc Linh.

Hơn 30 năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chứng minh sâm Ngọc Linh là loại sâm quý hiếm và tốt nhất thế giới hiện nay, bên cạnh sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc và sâm Mỹ. Sâm Ngọc Linh có tác dụng như loại thuốc tăng lực, chống lão hóa, hồi dương, tăng cường sức đề kháng, chống độc tố, kích thích điều hòa cơ chế miễn dịch của cơ thể và hỗ trợ phòng bệnh ung thư,... Đặc biệt, sâm Ngọc Linh có những tính năng mà sâm một số nước khác không có là tính kháng khuẩn, chống trầm cảm, hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tiểu đường…

Với những tính chất đặc hữu nổi trội của cây sâm và giá trị kinh tế cao của dược liệu này dẫn đến việc khai thác, mua bán, sử dụng tràn lan có nguy cơ ngày càng cạn kiệt nguồn gen nên việc bảo tồn và phát triển cây sâm núi trở nên cấp bách. 

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết: Tỉnh Quảng Nam đã ban hành cơ chế khuyến khích, bảo tồn và phát triển sâm núi Ngọc Linh giai đoạn 2014 – 2020 và tổ chức quy hoạch diện tích trồng sâm dưới tán rừng trên địa bàn Nam Trà My đến năm 2030 với tổng diện tích trên 15.000ha. Hiện nay đã hình thành và xây dựng 02 trạm bảo tồn, nuôi trồng, lưu giữ nguồn gen và phát triển sâm núi núi trên địa bàn huyện với diện tích trên 20ha.

Ông Nguyễn Như Cường, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), cho biết: Hiện nay Bộ NN&PTNT đang được Chính phủ giao chủ trì phối hợp với các Bộ liên quan xây dựng Nghị định chính sách dặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng  và khai thác dược liệu. Đối với cây sâm Ngọc Linh, cần triển khai thêm số nghiên cứu về nuôi trồng và phát triển giống sâm Ngọc Linh, đặc biệt điều kiện sinh trưởng phát triển, qui trình nuôi trồng cho năng suất, chất lượng, giá trị và hiệu quả, nhất là ứng dụng công nghệ cao. Cho phép bổ sung đặc cách giống sâm Ngọc Linh vào Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh không phải qua khảo nghiệm vì giống đã tồn tại lâu dài và phổ biến...  

Ông Nguyễn Như Cường, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt tham luận tại hội thảo

Ông Nguyễn Như Cường, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt tham luận tại hội thảo

                                                                                     Hải Yến

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top