Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 2 tháng 11 năm 2018 | 16:28

Tin ATVSTP: Thức ăn đường phố chưa bảo đảm an toàn

Đoàn đánh giá, chấm điểm công tác ATTP của TP Hà Nội năm 2018 vừa kiểm tra việc chấp hành quy định về ATTP ở một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Hà Nội: Kiểm tra các cơ sở kinh doanh ăn uống trên địa bàn nhiều cơ sở không đảm bảo ATVSTP
 
Sáng 1/11, Đoàn đánh giá, chấm điểm công tác ATTP của TP Hà Nội năm 2018 do Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung làm Trưởng đoàn đã kiểm tra việc chấp hành quy định về ATTP ở một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn huyện Gia Lâm.
kiểm-tra-tại-gia-lâm.jpg
Kiểm tra tại Gia Lâm phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh không đảm bảo VSATTP
 
Đoàn đã kiểm tra đột xuất tại căng tin sinh viên tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam và 2 cơ sở kinh doanh trên mặt đường Ngô Xuân Quảng, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm. Tại thời điểm kiểm tra, các cơ sở đều xuất trình được các giấy tờ chứng nhận, có sổ ghi chép trích xuất nguồn gốc thực phẩm và chấp hành quy định về đảm bảo ATTP. Tuy nhiên, do 2 cơ sở là hộ sản xuất cá thể, vì vậy việc niêm yết công khai giấy chứng nhận đảm bảo VSATTP chưa được thực hiện. Bên cạnh đó, các đơn vị chưa có tấm ngăn côn trùng để bảo quản thực phẩm, chưa xuất trình được giấy tờ, hồ sơ về nguồn gốc thực phẩm. Đa số người bán hàng chưa khám sức khỏe và xác nhận kiến thức về ATTP.
 
Để thực hiện tốt công tác đảm bảo ATTP, theo Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Hà Nội Trần Ngọc Tụ, cần áp dụng nghiêm các hình thức xử phạt. Đồng thời truyền thông, vận động người tiêu dùng vào cuộc bằng cách phản ánh các cơ sở vi phạm qua đường dây nóng để xử lý.
 
Vụ ngộ độc bánh mì ở TP. Hồ Chí Minh: Cơ sở sản xuất chưa đảm bảo an toàn
 
Vào khoảng 7h30 ngày 28/10, nhiều người sinh hoạt tại nhà thờ trên địa bàn quận Tân Phú đã ăn bánh mì dăm bông gà do cửa hàng Đồng Tiến cung cấp. Sau đó, đến 11h cùng ngày các bệnh nhân có biểu hiện biểu hiện buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy nghi ngờ do bị ngộ độc thực phẩm và được chuyển đến bệnh viện quận Tân Phú để điều trị. Trong vụ ngộ độc thực phẩm này đã có 55 bệnh nhân (gồm 6 người lớn, 49 trẻ em) nhập viện.
cong-ty-dong-tién.jpg
Nơi sản xuất của Công ty TNHH Đồng Tiến không đảm bảo vệ sinh
 
Ngày 29/10 vừa qua, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Đội Quản lý An toàn thực phẩm liên quận huyện số 6 (Bình Tân, Tân Bình, Tân Phú) và Đội Quản lý An toàn thực phẩm liên quận huyện số 4 (quận 12, Hóc Môn, Củ Chi) tiến hành kiểm tra đối với 2 cơ sở: Công ty TNHH Đồng Tiến (quận Tân Phú) và hộ kinh doanh thực phẩm Hà Trang (huyện Củ Chi). Đồng thời đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP quận Tân Phú kiểm tra hộ kinh doanh Trần Kông Thắng (phường Tân Quý, quận Tân Phú).
 
Tại thời điểm kiểm tra Công ty TNHH Đồng Tiến, cơ quan chức năng đã phát hiện cơ sở này vừa hết hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP và đã làm thủ tục gia hạn nhưng thẩm định chưa đạt về điều kiện vệ sinh, mặt bằng nhà xưởng, bố trí... Tuy vậy cơ sở này vẫn chưa khắc phục theo thẩm định mà vẫn tiếp tục hoạt động.
 
Ngày 31-10, bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TPHCM cho biết, Ban đã ra quyết định xử phạt Công ty TNHH Đồng Tiến - cơ sở cung ứng bánh mì khiến hơn 50 trẻ nhập viện với tổng số tiền 84 triệu đồng, mức phạt nhân đôi theo Nghị định 115 của Chính phủ về xử lý vi phạm an toàn thực phẩm.
 
Tổng mức phạt là 84 triệu đồng. Hiện Ban Quản lý an toàn thực phẩm TPHCM đang chờ kết quả kiểm nghiệm để có phương án xử phạt tiếp theo.
 
Phát hiện thịt gà, lợn nhiễm salmonella, thủy sản có thủy ngân
 
Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã phát hiện một số mẫu thịt lợn, thịt gà nhiễm khuẩn Salmonella, mẫu rau vượt giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt 41 mẫu thủy sản có dư lượng kháng sinh Chloramphenicol, thủy ngân…
 
Trong tổng số 938 đoàn thanh tra, kiểm tra công tác đảm bảo ATTP, đã thanh tra, kiểm tra 102.098 lượt cơ sở, qua đó phát hiện lập biên bản, xử phạt 6.810 cơ sở hơn 25 tỷ đồng, hủy sản phẩm của 120 cơ sở. Đặc biệt, Công an thành phố đã khởi tố 1 vụ với 2 bị can có hành vi sản xuất kinh doanh mỳ chính giả.
 
gà-nhiễm-thủy-ngân.jpg
Phát hiện nhiều thịt gài nhiễm thủy ngân
Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn tuyến thành phố đã lấy 1.389 mẫu thực phẩm gửi làm xét nghiệm chỉ tiêu lý hóa và vi sinh tại Labo xét nghiệm. Kết quả: 1.260/1.389 mẫu đạt chỉ tiêu vi sinh, hóa lý, các mẫu không đạt, gồm 4 mẫu thịt lợn, 6 mẫu thịt gà phát hiện Salmonella, 6 mẫu rau vượt giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, 41 mẫu thủy sản dư lượng kháng sinh Chloramphenicol, Ciprofloxacin, thủy ngân, Enrofloxaxin, 2 mẫu quả vượt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Cơ quan chuyên môn của TP.Hà Nội cũng xét nghiệm nhanh 191.453/207.640 mẫu, gồm xét nghiệm nhanh dụng cụ, tinh bột, nước sôi có số xét nghiệm đạt là 153.346/169.046 mẫu; xét nghiệm nhanh các mẫu thực phẩm (hàn the, phẩm màu, dấm...) có số mẫu đạt là 38.107/38.594 mẫu
 
Đồng Nai: Phát hiện chủ lò mổ heo lậu tái phạm lần thứ 7
 
Rạng sáng 2/11/2018, Đội kiểm vệ sinh thú y, kiểm dịch động vật huyện Thống Nhất lại phát hiện một cơ sở giết mổ heo lậu do ông Trần Thanh Hoàng (ngụ xã Gia Kiệm) tổ chức. Đây là lần thứ 7 quan chức năng phát hiện việc tổ chức giết mổ heo lậu của đối tượng này, ở nhiều địa điểm khác nhau.
 
ng-nai.jpg
Cơ sở giết mổ của ông Trần Thanh Hoàng vi phạm 7 lần
Tại thời điểm Đội kiểm vệ sinh thú y, kiểm dịch động vật huyện Thống Nhất kiểm tra, tại cơ sở giết mổ heo lậu do ông Trần Thanh Hoàng có 5 nhân công đang thực hiện giết mổ 11 con heo, mỗi con có trọng lượng khoảng hơn 100kg. Số thịt heo sau khi được để vương vãi trên trên nền đất dơ bẩn, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
 
Làm việc với đoàn kiểm tra, ông Trần Thanh Hoàng không cung cấp được các giấy tờ liên quan đến kinh doanh, giết mổ. Lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, tịch thu toàn bộ số heo trên, sau đó tiến hành luộc chín và xử lý theo quy định.
 
Thông tin từ Đội kiểm vệ sinh thú y, kiểm dịch động vật huyện Thống Nhất, chỉ tính riêng thời điểm từ giữa năm 2017 đến nay, ông Trần Thanh Hoàng liên tục thay đổi địa điểm giết mổ và đã 7 lần bị các cơ quan chức năng của huyện kiểm tra phát hiện việc giết mổ heo lậu, qua đó đã lập biên bản xử phạt hành chính với số tiền hàng chục triệu đồng về các hành vi giết mổ không đúng nơi quy định, không đảm bảo vệ sinh thú y, không có giấy kiểm sóat giết mổ, kiểm dịch động vật.
 
Gần đây nhất, ông Hoàng bị xử phạt 8 triệu đồng về hành vi “giết mổ động vật tại địa điểm không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép” sau khi bị Đội kiểm tra liên ngành huyện Thống Nhất phát hiện cơ sở giết mổ heo lậu của ông Hoàng có 7 công nhân đang giết mổ 11 con heo, mỗi con có trọng lượng 90kg, chờ mang đi tiêu thụ. Ngoài ra, còn 29 con heo còn sống, mỗi con 90 kg đang chờ giết mổ
 
 
Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
Top