Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 16 tháng 3 năm 2018 | 14:57

Tín dụng ưu đãi trên quê hương Tân Trào

Sau 15 năm (2003-2017) thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 78/2002/NĐ – CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, khởi nguồn với 3 chương trình, đến nay.

a3-vu-thi-thi-vv-can-ngheo_5960.jpg
Từ nguồn vốn vay chương trình hộ cận nghèo, gia đình chị Vũ Thị Thi, dân tộc Cao Lan, ở thôn Gò Củi, xã Nhữ Hãn, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đầu tư cải tạo 1ha vườn chè, có vốn đầu tư nuôi bò, gia đình có cơ hội thoát nghèo bền vững.

Ngân hàng Chính sách xã hội Tuyên Quang đang thực hiện 15 chương trình cho vay ưu đãi với tổng dư nợ đạt gần 2.300 tỷ đồng; doanh số cho vay 15 năm gần 5.100 tỷ đồng với 346.842 lượt khách hàng được vay vốn. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã tập trung cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong đó hơn 95% dư nợ tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn và giáo dục đào tạo, ưu tiên cho hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có vốn đề sản xuất kinh doanh, cải thiện cuộc sống từ đó vươn lên thoát nghèo bền vững.

Các chương trình tín dụng chính sách trên quê hương cách mạng Tân Trào Thủ đô khu giải phóng trong những năm qua đã hỗ trợ tích cực cho Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, góp phần đáng kể cho giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh, cụ thể: giai đoạn 2000-2005 giảm từ 12,5% xuống còn dưới 5%; giai đoạn 2006-2010 giảm từ 35,64% xuống còn 13,34%; năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 27,81% xuống còn 23,33% (tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí từng giai đoạn).

Xin giới thiệu một số hình ảnh về vai trò của vốn tín dụng với cuộc sống của người dân.

a1-nhu-han-yen-son_5923.jpg

Một buổi giao dịch cho vay tại điểm giao dịch xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang).

a6-tran-thi-hop-vv-sx-che_59771.jpg
a5-tran-thi-hop-vv-sx-ch_60061.jpg

Khởi nguồn từ vốn vay 20 triệu đồng chương trình cho vay giải quyết việc làm, gia đình chị Trần Thị Hợp, dân tộc Cao Lan ở xã Nhữ Hán có điều kiện phát triển thành xưởng sản xuất chè, thu hút 5 lao động.

a10-la-van-quyet-vv-ho-ngheo_6077.jpg

Gia đình anh Lã Văn Quyết - chị Ninh Thị Thúy ở thôn 3, làng Bát, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên được vay 50 triệu đồng chương trình hộ nghèo đầu tư chăm sóc 1ha chè xen canh cây cam cho giá trị kinh tế cao. Hiện gia đình có 500 cây cam, mỗi năm cho cho thu hàng tấn quả.

a9-tran-thi-nu-vv-ko-lai_60461.jpg

Nhờ vốn vay 50 triệu đồng theo Nghị quyết 12 của tỉnh về cho vay hộ nghèo không lãi, gia đình chị Trần Thị Nụ -anh Hà Văn Thông, dân tộc Tày ở thôn Gò Củi, xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn có điều kiện nuôi trâu sinh sản, từ lúc chỉ có 2 con, nay gia đình đã có đàn trâu 6 con.

a14-vv-trong-che-ham-yen_6159.jpg

Với vốn vay 50 triệu đồng chương trình cho vay hộ nghèo, gia đình chị Vũ Hương Lan ở thôn 3, Tân Yên, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên có điều kiện chăm sóc vườn chè xanh tốt, gia đình có việc làm, có thu nhập, cuộc sống bớt khó khăn.

a15-vv-nuoi-ca-be_61981.jpg

Nhờ vốn vay 30 triệu đồng chương trình hộ nghèo, đầu năm 2017 gia đình anh Đào Khương Duy ở thôn 3 Tân Yên, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên có điều kiện đầu tư lồng bè nuôi cá chiên, loại cá  đặc sản trên sông Lô, cá phát triển tốt, gia đình có cơ hội thoát nghèo. Ngoài ra, nhà anh còn được vay 12 triệu đồng làm công trình nước sạch, nhà vệ sinh phù hợp, qua đó nâng cao chất lượng đời sống.

 

 

 

Trần Việt
Ý kiến bạn đọc
Top