Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 1 tháng 12 năm 2018 | 15:53

Tin NN Tây Bắc: Sản lượng quýt Mường Khương đạt trên 1.400 tấn

Huyện Mường Khương (Lào Cai) hiện có 405ha quýt, được trồng tập trung chủ yếu ở thị trấn Mường Khường và các xã: Tung Chung Phố, Tả Ngải Chồ...

quyt-mk-1-1.jpg

Trong đó, diện tích cho thu hoạch là 150ha (diện tích cho thu hoạch ổn định là 88ha).

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương, năm nay thời tiết thuận lợi nên quýt được mùa, ước năng suất đạt 120 tạ/ha (tăng 10% - 20% so với năm 2017); tổng sản lượng đạt trên 1.400 tấn.

Với giá bán bình quân 16.000 đồng/kg (đầu vụ trên 25.000 đồng/kg), người trồng quýt ở Mường Khương thu gần 23 tỷ đồng. Đây là vụ quýt được mùa, được giá với người dân Mường Khương.

Năm 2017, quýt Mường Khương đã được công bố nhãn hiệu và mới đây tiếp tục được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP và Giấy chứng nhận sản phẩm đạt hạng 3 sao, thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” của huyện Mường Khương. Đây là điều kiện thuần lợi để trái ngọt này khẳng định được thương hiệu, tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, giúp người trồng quýt Mường Khương phát triển kinh tế bền vững.

Bảo Yên: Liên kết với doanh nghiệp sản xuất vụ đông

Nhằm giúp người dân yên tâm về đầu ra sản phẩm, từng bước thay đổi tập quán sản xuất, vụ đông năm nay, huyện Bảo Yên (Lào Cai) tiếp tục đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

 

vu-dong.jpg

Cán bộ nông nghiệp hướng dẫn nông dân Nghĩa Đô kỹ thuật trồng khoai tây Marabel.

 

Trong đó, Công ty cổ phần nông nghiệp quốc tế An Việt phối hợp thực hiện 113,8ha cây khoai tây Marabel tại các xã Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Xuân Hòa, Xuân Thượng, Long Khánh. Công ty TNHH Nam Dược Đông Nam Á phối hợp thực hiện 14 ha ớt chỉ thiên tại các xã Thượng Hà, Bảo Hà, Kim Sơn, Cam Cọn, Vĩnh Yên, Xuân Thượng, Xuân Hòa. HTX Mai Anh phối hợp thực hiện 3 ha gừng tại xã Xuân Hòa.

Vụ đông năm nay, huyện Bảo Yên gieo trồng 1.435 ha rau, màu các loại, trong đó 348 ha ngô; 86 ha khoai lang; 47 ha khoai tây; 14 ha ớt và 940 ha rau đậu các loại. Đến nay, các địa phương đã thực hiện được 1.213/1.435 ha, đạt 85% kế hoạch.

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT Bảo Yên, tổng sản lượng vụ đông dự kiến 13.728 tấn (rau 11.280 tấn, khoai các loại 2.448 tấn). Trong thời gian tới, nếu không có biến động lớn về thời tiết khí hậu thì lượng rau sản xuất ra đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn huyện, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán năm 2019.

Trấn Yên: Sản xuất chè qua mùa đông

Huyện Trấn Yên (Yên Bái) có 800 - 900 ha chè nguyên liệu. Đến nay, chưa có thống kê chính xác bao nhiêu trong tổng sản lượng búp tươi được đưa vào chế biến chè xanh nhưng trong số đó không ít diện tích được bà con chủ động để làm chè qua đông.

 

che-yb.jpg

Hiện, việc sản xuất chè qua đông ở huyện Trấn Yên vẫn mang tính thử nghiệm; người làm chè đông cơ bản vẫn tự học hỏi và rút ra những kinh nghiệm mang tính thời vụ, ngắn hạn, song bài toán lợi ích thì cơ bản có đáp số.

Các cấp, các ngành cần quan tâm và có sự đầu tư xứng đáng cho hoạt động sản xuất, chế biến chè ở các địa phương, nhất là trong tình trạng sản xuất chè xanh mới chỉ giải quyết được một phần khiêm tốn sản lượng nguyên liệu chè búp tươi của tỉnh Yên Bái hiện nay.

Cây vụ đông ở Gia Phù trở thành vụ chính

Những năm gần đây, cây vụ đông ở xã Gia Phù (Phù Yên, Sơn La) trở thành vụ chính bởi cho thu nhập cao gấp 2-3 lần trồng lúa 2 vụ. Vì vậy, Đảng ủy, UBND xã Gia Phù đã và đang tích cực chỉ đạo các cán bộ chuyên môn và các bản tăng cường tuyên truyền, vận động nông dân khẩn trương trồng cây vụ đông, gồm: Tỏi tía, rau, đậu đỗ các loại, khoai lang, khoai tây, ngô, trong đó cây tỏi tía là chủ lực.

 

cay-vụ-dong.JPG

Gia Phù có diện tích lúa 2 vụ lớn của huyện Phù Yên và là xã đi đầu trong thực hiện trồng cây vụ đông. Xác định sản xuất cây vụ đông đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân, UBND xã đã yêu cầu các bản căn cứ vào tình hình thực tế để vận động nông dân thu hoạch lúa mùa đến đâu trồng cây vụ đông ngay đến đó. Xã cũng khuyến khích các hộ dân mượn đất, thuê đất trồng cây vụ đông thành vùng chuyên canh tập trung để thuận lợi cho chăm sóc.

Ông Đinh Xuân Yệt, Chủ tịch UBND xã Gia Phù cho biết: Toàn xã hiện có hơn 140 ha lúa 2 vụ, UBND xã đã chỉ đạo các cán bộ chuyên môn phối hợp với 12 bản tích cực tuyên truyền, hướng dẫn nông dân trồng cây vụ đông, phấn đấu đạt 120 ha trở lên, tập trung nhiều ở các bản: Nà Mạc 1, Nà Mạc 2, Tạo 1, Tạo 2... Đến nay, cây vụ đông phát triển rất tốt, điển hình có bản Nà Mạc 1 bà con đã trồng toàn bộ diện tích cây vụ đông trên đất lúa 2 vụ, trong đó có cây tỏi tía được trồng nhiều và cho thu nhập cao.

Kim Bôi: Bàn giao trên 10.700 cây giống các loại thực hiện đề án “cải tạo vườn tạp”

Ngày 30/11, Ban chỉ đạo Đề án phát triển nông nghiệp huyện, Huyện Đoàn Kim Bôi (Hòa Bình) đã tổ chức tổng kết Đề án "cải tạo vườn tạp” năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019.

 

vuon-tap.jpg

Các đại biểu thăm quan mô hình thực hiện Đề án "Cải tạo vườn tạp” tại xã Vĩnh Đồng.

 

Năm 2018, Huyện Đoàn Kim Bôi đã triển khai, thực hiện Đề án tại 7 xã, bao gồm: Đông Bắc, Vĩnh Đồng, Hạ Bì, Kim Tiến, Kim Bình, Kim Bôi, Mỵ Hòa với tổng diện tích là 60,51 ha và 457 hộ đăng ký tham gia Đề án. Huyện Đoàn đã phối hợp cùng Trạm KN-KL huyện tổ chức 18 lớp tập huấn chuyển giao KHKT trồng cây ăn quả. Đồng thời tiến hành bàn giao 10.722 cây giống cho các hộ dân tham gia Đề án. Sau kiểm tra nghiệm thu, tỷ lệ sống đạt 99%.

Trong năm 2019, Đề án sẽ tiếp tục được triển khai tại 15/27 xã trên địa bàn với tổng diện dích khoảng trên 150 ha.

 

 

 

 

Vân Nhi (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top