Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 14 tháng 4 năm 2018 | 20:54

Tin tức Tây Nguyên: Mất 240ha rừng do dân lấn chiếm

UBND tỉnh Đắk Lắk, cho biết: Tỉnh đã và đang quy hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt 18 dự án điện năng lượng mặt trời với số tiền lên đến nhiều tỷ đồng.

UBND tỉnh Đắk Lắk, cho biết: Tỉnh đã và đang quy hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt 18 dự án điện năng lượng mặt trời với số tiền lên đến nhiều tỷ đồng.

Đắk Lắk: Quy hoạch điện năng lượng mặt trời nhiều tỉ USD

Ông Phạm Ngọc Nghị – Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết: Trong 18 dự án điện năng lượng mặt trời đã và đang quy hoạch đề suất chủ trương đầu tư thì có 4 dự án rất lớn của 4 nhà đầu tư gồm: Công ty CP Đầu tư Long Thành; Tập đoàn Xuân Thiện Ninh Bình; Tập đoàn TH True Milk và Tập đoàn AES (Hoa Kỳ) với tổng diện tích 7.494ha đất rừng trên địa bàn huyện Ea Súp với tổng mức đầu tư nhiều tỉ USD. Đến nay đã phát sinh thêm nhiều dự án có triển vọng, cần bổ sung để các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong 4 dự án điện năng lượng mặt trời lớn có hai dự án đã được Bộ Công Thương đồng ý, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hai dự án đang được Bộ thẩm định trước khi trình Thủ tướng. “Trong các dự án phát sinh, nhiều dự án tận dụng mặt nước của các hồ thủy điện Buôn Kuốp, Sêrêpốk… để xây dựng dự án, giảm diện tích rừng phải chuyển đổi… nên khá thuận lợi. Việc thực hiện các dự án phù hợp với định hướng phát triển năng lượng tái tạo của Thủ tướng Chính phủ.”, ông Nghị nhận định.

Gia Lai: Báo cáo mất 240ha rừng do dân lấn chiếm

Ông Nguyễn Nhĩ, Phó giám đốc Sở NN&PTNT, kiêm Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh Gia Lai đã ký báo cáo trình UBND tỉnh này việc mất 240 ha rừng trồng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Grai.

2-gia-lai.jpg
Chi cục kiểm lâm tỉnh Gia Lai báo cáo UBND tỉnh này việc mất 240 ha rừng trồng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Grai

Theo hồ sơ, Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Grai phải trồng 31 ha muồng đen và keo lá tràm, mật độ 1.600 cây/ha vào năm 2002; năm 2003 trồng 100 ha sao đen, mật độ 1.000 cây/ ha; năm 2004 trồng 120 ha muồng đen, mật độ 1.000 cây/ ha; năm 2005 trồng 80 ha sao đen, mật độ 1.000 cây/ha; năm 2010 trồng 123,5 ha keo lá tràm, mật độ 1.600 cây/ha. Kinh phí trồng cho các năm 2002-2005 là 4,2 tỷ đồng từ nguồn vốn bán gỗ, ngân sách địa phương của năm 2010 là 6,3 tỷ đồng từ nguồn vốn quyết toán từ ngân sách trung ương.

Sau khi kiểm tra, rừng trồng của năm 2002 từ 31 ha chỉ còn 13,7 ha. Năm 2003, từ 100 ha chỉ còn lại 43,4 ha. Năm 2004, từ 120 ha chỉ còn 33,6 ha. Năm 2005, có 80 ha thì mất sạch. Diện tích rừng trồng theo hồ sơ là 454,5 ha, tuy nhiên, tại thực địa, diện tích rừng còn lại giảm mất hơn một nửa (240,5 ha).

Theo Sở NN&PTNT Gia Lai, nguyên nhân mất rừng là do người dân lấn chiếm để trồng mỳ, điều. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Grai không trồng rừng nhưng vẫn quyết toán để chiếm dụng ngân sách. Hiện Thanh tra tỉnh Gia Lai đang vào cuộc làm rõ.

Lâm Đồng: HTX xuất khẩu 100 tấn cà phê nhân sang thị trường khó tính

Ông Võ Khanh - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Cầu Đất - Xuân Trường, xã Xuân Trường, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2018, HTX đã xuất khẩu 100 tấn cà phê nhân sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc. Đây được coi là những thị trường khó tính trong việc nhập khẩu nhân cà phê bởi quy trình trồng cũng như sơ chế cà phê nhân phải tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn cao của Hàn Quốc và Nhật Bản.

6-lam-dong.jpg
HTX Cầu Đất - Xuân Trường xuất khẩu 100 tấn cà phê nhân sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản

Theo ông Khanh, HTX làm dịch vụ môi giới để bà con thành viên bán cà phê trực tiếp đến công ty xuất khẩu, thay vì trước đây bà con bán cho các đại lý, một phần lợi nhuận phải chia sẻ. HTX còn hỗ trợ cho thành viên về quy trình, kỹ thuật canh tác, tư vấn sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu; bao tiêu cà phê do thành viên sản xuất.

Người dân Đắk Nông đua nhau trồng bơ booth khiến quy hoạch bị phá vỡ

Với giá bán từ 40.000 – 60.000 đồng/kg như hiện nay, bơ booth mang lại thu nhập cao. Do đó đang được rất nhiều người dân ở tỉnh Đắk Nông trồng loại cây này với diện tích lớn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao.

Một ha bơ booth trưởng thành có thể cho thu hoạch 20 tấn quả, với giá bán cao như hiện nay, người nông dân có thể thu nhập hàng tỷ đồng sau khi trừ chi phí đầu tư khiến cơn sốt trồng loại cây liên tục tăng, phá vỡ quy hoạch cơ cấu cây trồng.

3-dak-nong.jpg
Bơ booth được giá, nông dân trồng mới quy hoạch bị phá vỡ

Ông Hồ Gấm, Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Đắk Nông cho biết, theo quy hoạch của ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đến năm 2020, diện tích các loại cây cây ăn quả của tỉnh là khoảng 7.000 ha, nhưng hiện nay, chỉ riêng diện tích trồng bơ đã lên tới 6.000 ha. Rõ ràng, việc mở rộng diện tích cây bơ một cách tự phát đang có nguy cơ phá vỡ quy hoạch các loại cây trồng ở địa phương. “Hội Nông dân sẽ có những hướng dẫn và khuyến cáo, tuyên truyền để bớt phát triển nóng, đảm bảo đầu ra. Bên cạnh đó, sẽ tổ chức kêu gọi, mời gọi các doanh nghiệp đến Đắk Nông để liên kết cùng với nông dân, tạo ra sản phẩm sản xuất đảm bảo theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị sản phẩm.”, ông Gấm cho hay.

Kon Tum: Tận diệt cây chè dây

Cây chè dây ở rừng H.Kon Plông (Kon Tum) được người Mơ Nâm gọi là ‘thần dược’ chữa viêm loét dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa.

Ông Võ Đình Viết, Trưởng phòng NN-PTNT H.Kon Plông cho biết, người Mơ Nâm địa phương vẫn sử dụng chè dây để chữa viêm loét dạ dày, giải độc gan, giải rượu bia… Mặc dù chính quyền địa phương đã khuyến cáo nhưng người dân vẫn khai thác ồ ạt, chưa có ý thức bảo tồn. Tại các làng, giá bán chè dây rất rẻ: cây tươi khoảng 5.000 đồng/kg; khô 40.000 đồng/kg. “Trước nguy cơ cây chè dây bị khai thác ồ ạt, huyện đã đưa vào diện khoanh vùng, bảo tồn và phát triển 35 ha cây chè dây ở xã Măng Cành, nằm ở tán rừng ở các tiểu khu 271, 474 và 478. Huyện cũng đang khuyến khích các tổ chức và cá nhân xây dựng cơ sở để trồng, bảo tồn cũng như sơ chế loài cây này”, ông Viết cho biết.

4-kon-tum.jpg
Cây chè dây có tác dụng kháng viêm và giải độc mạnh

Theo PGS-TS Vũ Nam (Bệnh viện Y học cổ truyền T.Ư) và GS-TSKH Nguyễn Khánh Trạch (Trường Đại học Y Hà Nội), cây chè dây có tác dụng kháng viêm và giải độc mạnh; sử dụng không có tác dụng phụ nào. Chè dây có hiệu quả đặc biệt với các bệnh lý về dạ dày; diệt và làm sạch xoắn khuẩn Helicobarter Pylori (khuẩn HP); làm giảm đau nhanh nhờ cơ chế trung hòa a xít; giúp làm liền các vết loét và người bệnh sẽ giảm các cơn đau chỉ sau 8 – 9 ngày sử dụng. Cây chè dây còn làm mát gan, an thần, không gây ảnh hưởng đến cơ chế đào thải của gan, rối loạn giấc ngủ; nhờ dược chất flavonoid nên có tác dụng mạnh trong việc giải độc gan./.

Quốc Hùng (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top