Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 28 tháng 7 năm 2018 | 8:15

Tin VSATTP: Hà Nội phát hiện hơn 300kg bạch tuộc tẩy trắng

Vào ngày 26/7, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường công an TP. Hà Nội thông tin, đơn vị vừa bắt quả tang một cơ sở nghi tẩy trắng bạch tuộc, mực bằng hóa chất tại cơ sở buôn bán hải sản có địa chỉ số 7, ngõ 124, Phúc Xá, quận Ba Đình.

Sau khi tiến hành phân tích, lực lượng chức năng phát hiện nhiều hóa chất công nghiệp dùng để sơ chế bạch tuộc tại chợ Long Biên (Hà Nội).
 
Vào ngày 26/7, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường công an TP Hà Nội thông tin, đơn vị vừa bắt quả tang một cơ sở nghi tẩy trắng bạch tuộc, mực bằng hóa chất tại cơ sở buôn bán hải sản  có địa chỉ số 7, ngõ 124, Phúc Xá, quận Ba Đình.
 
Tại đây, lực lượng chức năng bắt quả tang cơ sở này đang sơ chế khoảng 330kg bạch tuộc không rõ nguồn gốc và đang có hành vi ngâm bạch tuộc vào các thùng chứa một loại dung dịch màu nâu, sủi bọt trắng để làm sạch mùi hôi, tẩy trắng.
tẩy-bạch-tuộc.png
Bạch tuộc được tẩy trắng bằng hóa chất công nghiệp bị phát hiện
Sau khi tiến hành phân tích bằng những phương pháp hiện đại, kết quả kiểm nghiệm mẫu dung dịch cho thấy, trong 1 lít dung dịch này có chứa tới 1046 mg Hydro Peroxid, 665 mg Natri hydrosulfite, 0,385 mg Asen,
 
Kết quả kiểm nghiệm trên 1kg thịt bạch tuộc cũng tồn dư nhiều hoá chất công nghiệp như 959,8 mg Hydro Peroxid, 377,8 mg Natri hydrosulfite.
 
Với những loại hoá chất tẩy rửa cực mạnh được hòa vào nước, sau 30 phút khuấy đều trong dung dịch này bạch tuộc bẩn đã được phù phép để trở thành món ăn tươi ngon, hấp dẫn.
 
Chủ cơ sở này khai nhận mỗi ngày cơ sở nhập khoảng 1 tấn mực, bạch tuộc không rõ nguồn gốc về chế biến, sau đó bán ra các nhà hàng lớn trên địa bàn Hà Nội. Giá bán bạch tuộc tại cơ sở khoảng 100-130 nghìn đồng/kg.
 
Người tiêu dùng tố Bánh quy bơ sữa của công tyTân Hoàng Gia bị mốc đen
 
Nhiều khách hàng mua gói bánh quy PaCai do công ty chế biến thực phẩm Tân Hoàng Gia (cụm CN, La Phù- Hoài Đức- Hà Nội) đã phát hoảng khi bánh chưa hết hạn sử dụng đã mốc đen  khiến người tiêu dùng lo ngại về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại công ty này.
 
Chị Đ.T.D (Phú Túc, Phú Xuyên- Hà Nội) cho biết: Mới đây, mấy chị em trong công ty rủ nhau mua thử hộp bánh quy bơ sữa PaCai của công ty chế biến thực phẩm Tân Hoàng Gia về ăn thử. 
bánh-mốc-đen.jpg
Bánh quy bơ sữa của công tyTân Hoàng Gia bị mốc đen
Để ở cơ quan đến trưa hôm sau, chị mở ra để mời mọi người trong phòng cùng ăn. Trước khi ăn, chị có xem nhân bánh loại gì, và khi quan sát bánh mới phát hiện bánh đã bị mốc trắng, mốc đen mặc dù vẫn còn hạn sử dụng.
 
Chị D cho biết thêm: “Bánh quy bơ sữa PaCai Tân Hoàng Gia vẫn quảng cáo là kiểm soát chất lượng tốt lại bán cho khách hàng sản phẩm có vấn đề như vậy. Không hiểu quy trình quản lý chất lượng của một công ty Tân Hoàng Gia như thế nào? Chẳng may nếu bọn trẻ con nhà tôi ăn phải thì hậu quả thật khôn lường... Phải chăng, chất lượng sản phẩm không đảm bảo?”.
 
Đến nay Công ty CP chế biến thực phẩm Tân Hoàng Gia vẫn chưa có câu trả lời vì sao sản phẩm của công ty bị mộc đen nhưng vẫn được tiêu thụ trên thị trường?
 
Gần 70.000 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm, trên 1.300 người bị ngộ độc
 
Chỉ tính riêng tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 12.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo ATTP, xử phạt trên 4.800 cơ sở với số tiền lên tới 17,3 tỷ đồng và tiêu hủy hàng trăm sản phẩm…
 
Theo số liệu của Bộ Y tế, 6 tháng đầu năm nay, cả nước đã tiến hành thanh, kiểm tra được 351.128 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, qua đó phát hiện 68.362 cơ sở vi phạm ATTP, chiếm 19,47%. Cơ quan chức năng đã xử lý 15.707 cơ sở (chiếm 22,98% số cơ sở vi phạm), trong đó, phạt tiền 13.017 cơ sở với số tiền hơn 35 tỷ đồng.
 
Ngoài các hình thức xử phạt chính, các đoàn kiểm tra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như đình chỉ lưu hành sản phẩm 167 cơ sở; tiêu hủy sản phẩm của 2.822 cơ sở; tiêu hủy 3.121 loại thực phẩm do không bảo đảm an toàn.
 
Tính riêng tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng của thành phố đã tổ chức 778 đoàn thanh tra, kiểm tra 70.258 lượt cơ sở, trong đó có 57.803 lượt cơ sở đạt. Qua kiểm tra, đã xử phạt vi phạm hành chính 4.801 cơ sở hơn 17,3 tỷ đồng, tiêu hủy sản phẩm của hàng trăm cơ sở.
oàn-sở-y-tế-hn-kiểm-tra-một-bếp-ăn-tập-thể.jpg
Đoàn kiểm tra của Sở Y tế Hà Nội kiểm tra một đơn vị có bếp ăn tập thể

Đánh giá về công tác đảm bảo ATVSTP trên địa bàn thành phố thời gian qua, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho rằng, nhờ đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra đã tạo sự chuyển biến tích cực trong việc tuân thủ các quy định về ATTP của các cơ sở kinh doanh. Nhiều cơ sở đã đầu tư trang thiết bị mới, đồng bộ hơn, ý thức vệ sinh môi trường, vệ sinh ngoại cảnh khu vực sản xuất kinh doanh cũng tốt hơn.

Dù vậy, số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không có giấy phép kinh doanh tại tuyến xã còn nhiều và phần lớn chưa đáp ứng các điều kiện bảo đảm ATTP; hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ còn tồn tại, không bảo đảm an toàn…
 
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3594/QĐ-UBND về bộ Tiêu chí chấm điểm công tác ATTP các quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn và cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố.  
 
Bộ Tiêu chí chấm điểm gồm 25 tiêu chí áp dụng tại quận, huyện, thị xã và 23 tiêu chí áp dụng tại xã, phường, thị trấn với thang điểm chuẩn là 100 điểm và có thêm các tiêu chí phụ để xét điểm thưởng (5 điểm) hoặc điểm trừ (10 điểm) để xem xét xếp hạng.
 
Đáng chú ý với bộ tiêu chí này, những quận, huyện, thị xã hay xã, phường, thị trấn nếu để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm (từ 30 mắc trở lên) hoặc tử vong do ngộ độc thực phẩm sẽ bị trừ (5 điểm); báo cáo, xử lý ngộ độc thực phẩm chậm sau khi biết tin (trên 24 giờ) cũng sẽ bị trừ (5 điểm)… 
 
 
 
 
 
Ngọc Thủy (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
Top