Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 7 tháng 3 năm 2016 | 12:5

Trắng tay vì trồng ớt

Những ngày qua, nhiều người dân tại các xã Tường Sơn, Hội Sơn, Long Sơn, Đức Sơn và Vĩnh Sơn ở huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An rất bức xúc vì đã thu hoạch ớt nhưng không thấy thương lái đến mua. Gặp thời tiết bất lợi, ớt sau khi thu hoạch đã nhanh chóng hư hỏng, nhiều người lâm cảnh trắng tay.

Tổng diện tích ớt được trồng ở những địa phương nêu trên khoảng 30 ha. Theo người dân, Công ty CP Nông nghiệp và Xuất khẩu nông - lâm sản Thanh Hóa là doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm nhưng đợt thu hoạch vừa qua lại không mua ớt của họ.

Doanh nghiệp không thu mua, nông dân ở huyện Anh Sơn, tỉnh Thanh Hóa chặt bỏ ớt đang kỳ thu hoạch
Doanh nghiệp không thu mua, nông dân ở huyện Anh Sơn, tỉnh Thanh Hóa chặt bỏ ớt đang kỳ thu hoạch.

Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch UBND xã Hoa Sơn, cho biết do Công ty CP Nông nghiệp và Xuất khẩu nông - lâm sản Thanh Hóa không mua ớt của người dân nên UBND xã đã tìm một DN khác ở Hà Tĩnh. Tuy vậy, trong 100 tấn ớt vừa thu hoạch chỉ bán được 20 tấn, do bị hư hỏng và không đạt chất lượng.

Trong khi đó, ông Đoàn Công Nhạc, Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp và Xuất khẩu nông - lâm sản Thanh Hóa, lại cho rằng công ty không mua ớt là do UBND xã Hoa Sơn tự ý hủy hợp đồng trước. “Chúng tôi đầu tư giống, thuốc trừ sâu, quy trình kỹ thuật cho nông dân Hoa Sơn nhưng UBND xã lại bán sản phẩm cho đơn vị khác. Họ đơn phương chấm dứt hợp đồng trước. Doanh nghiệp thu mua chỉ chọn loại tốt nên sản phẩm tồn đọng nhiều” - ông Nhạc giải thích.

Hiện nay, Công ty CP Nông nghiệp và Xuất khẩu nông - lâm sản Thanh Hóa còn nợ người dân trồng ớt ở huyện Anh Sơn gần 350 triệu đồng. Lãnh đạo công ty cho biết khi nào bán được sản phẩm mới trả số nợ này.  

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top