Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ hai, ngày 5 tháng 2 năm 2018 | 21:28

Trịnh Xuân Thanh nhận thêm án chung thân, Đinh Mạnh Thắng 9 năm tù

Toà tuyên phạt Trịnh Xuân Thanh mức án chung thân, Đinh Mạnh Thắng 9 năm tù về tội Tham ô tài sản xảy ra tại PVP Land.

Sáng 5/2, sau thời gian nghị án, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC) và 7 đồng phạm trong vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Công ty CP Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land).

Nguyên Chủ tịch HĐQT PVC Trịnh Xuân Thanh phải nhận mức án chung thân. Như vậy, đây là án chung thân thứ 2 mà bị cáo Trịnh Xuân Thanh bị tuyên phạt trong vòng nửa tháng qua. Trước đó, tại phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án xảy ra tại PVN và PVC, bị cáo Trịnh Xuân Thanh cũng đã bị tuyên tổng hình phạt chung thân cho hai tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam – PVN và PVC.

 

trinh xuan thanh va em trai ong dinh la thang nhan an tu vi tham o hinh 1
Trịnh Xuân Thanh (áo trắng) và Đinh Mạnh Thắng tại phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án Tham ô tài sản xảy ra tại PVP Land (Ảnh: TTXVN)

 

Bị cáo Đinh Mạnh Thắng (cựu Chủ tịch công ty Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà – em trai ông Đinh La Thăng bị tuyên mức án 9  năm tù giam về tội Tham ô tài sản.

6 bị cáo còn lại phải nhận các mức án như sau: Đào Duy Phong - nguyên Chủ tịch HĐQT PVPLand 16 năm tù; Nguyễn Ngọc Sinh - nguyên Tổng Giám đốc PVP Land 13 năm tù; Lê Hòa Bình - Chủ tịch HĐQT công ty Minh Ngân 8 năm tù, tổng hợp hình phạt với bản án lừa đảo trước đó là chung thân, hình phạt chung bị cáo Bình phải chấp hành là tù chung thân; Nguyễn Thị Kim Thoa - nguyên kế toán trưởng công ty Minh Ngân và công ty xây dựng 1-5 là 6 năm tù, tổng hợp hình phạt với bản án lừa đảo trước đó là chung thân, hình phạt chung bị cáo Thoa phải chấp hành là tù chung thân; Huỳnh Nguyễn Quốc Duy - kinh doanh tự do bị tuyên 10 năm tù; Thái Kiều Hương - Phó TGĐ Công ty cổ phần đầu tư Vietsan 10 năm tù.

Diễn biến vụ án cho thấy, khi Lê Hòa Bình muốn mua toàn bộ dự án Nam Đàn Plaza (có 5 cổ đông, trong đó PVP Land chiếm hơn 50% cổ phần) nên đã thông qua Huỳnh Nguyễn Quốc Duy, Thái Kiều Hương, Đinh Mạnh Thắng  để được Trịnh Xuân Thanh đồng ý bán cổ phần với giá thấp hơn thực tế.  

Lê Hòa Bình đã ký hợp đồng đặt cọc với mức giá 52 triệu đồng/m2 đất nền dự án nhưng sau đó Bình chỉ trả mức giá này cho 4 cổ đông khác, còn với hơn 50% cổ phần của PVP Land Bình chỉ mua với giá 34 triệu đồng/m2. 

Đổi lại, các bị cáo Đinh Mạnh Thắng, Huỳnh Nguyễn Quốc Duy, Trịnh Xuân Thanh và các bị cáo khác đều được hưởng những khoản "cảm ơn" tiền tỷ. Trịnh Xuân Thanh được chuyển 14 tỷ đồng, còn Đinh Mạnh Thắng 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền này được Thanh và Thắng trả lại sau khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã cấu kết cùng các đồng phạm chuyển nhượng cổ phần tại PVP Land với giá thấp hơn giá trị trường để hưởng chênh lệch 49 tỉ đồng, gây thiệt hại cho PVP Land 87 tỉ đồng./.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top