Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 9 tháng 11 năm 2018 | 11:24

Trồng cà phê xen cây ăn quả, hồ tiêu thu nhập hơn 7 tỷ đồng/năm

Hơn 20 năm làm nghề nông nghiệp, chị Nguyễn Thị Thái Hà (ngụ tổ dân phố 8, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) đã đạt những thành công nhất định.

Kết quả này có được trước hết nhờ sự đam mê nghề nông nghiệp, sự sáng tạo, luôn tìm hiểu, nắm vững và ứng dụng tốt khoa học công nghệ, tuân thủ các quy trình sản xuất, lựa chọn những giống tốt có chất lượng để sản xuất.
 
Chị Nguyễn Thị Thái Hà sinh ra, lớn lên và lập gia đình tại TX Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk. Từ năm 1999, gia đình chị lập nghiệp gắn bó với mảnh đất bazan màu mỡ của huyện Cư M’gar.
 
Với tính chịu thương chịu khó của người nông dân và đam mê về nông nghiệp, chị đã sử dụng 2ha đất để trồng cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả và kinh doanh vật tư nồng nghiệp, mua bán sản phẩm cà phê.
 
Sau thời gian trực tiếp sản xuất nông nghiệp, với sự đam mê của bản thân, chị đã quan tâm luôn tìm tòi học hỏi và tiếp cận những tiến bộ khoa khọc kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, chọn một số giống cây ăn quả, hồ tiêu để trồng xen vườn cà phê hợp lý. Chính vì vậy, năng suất và chất lượng vườn cà phê, hồ tiêu tăng cao. Với suy nghĩ làm cách nào để nâng cao hệ số sử dụng đất, tăng thu nhập trên diện tích đất, chị đã lựa chọn nhóm cây ăn quả có giá trị như bơ booth 7, sầu riêng và cây hồ tiêu để trồng thêm. Từ đó, gia đình chị tích lũy được một số vốn và tiếp tục mở rộng, chuyển nhượng thêm diện tích trồng trọt. Cho đến nay, gia đình chị đã có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp lên đến 22ha, trồng 5.000 cây cà phê, năng suất bình quân đạt trên 4 tấn/ha; hồ tiêu 15.000 gốc, hiện đã cho thu hoạch, sản lượng bình quân hàng năm đạt 20 tấn; sầu riêng hơn 1.000 cây, trong đó có 350 cây cho thu hoạch, sản lượng 50 tấn; bưởi da xanh 700 gốc đã cho thu hoạch. Tổng doanh thu của gia đình hơn 7 tỷ đồng/năm và kỳ vọng trong những năm tới, khi các loại cây bắt đầu vào giai đoạn kinh doanh thì doanh thu sẽ cao hơn.
img_2638.JPG
Chị Nguyễn Thị Thái Hà chia sẻ với phóng viên

Trong tình hình biến đồi khí hậu, đế tiết kiệm nguồn nước tưới, giảm thuê mướn lao động cho việc tưới nước, gia đình chị đã mạnh dạn đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm với công nghệ tưới nước nhỏ giọt của Israel trên toàn bộ diện tích cây trồng của mình, với tổng mức đầu tư bình quân trên 50 triệu đồng/ha. Nhờ đó mà năng suất chất lượng cây trồng luôn được nâng cao, giảm được chí phí, cho lợi nhuận cao hơn.

Theo chị Thái Hà, kết quả như hiện nay có được là nhờ sự cố gắng của gia đình và sự quan tâm của các cơ quan chuyên ngành nông nghiệp và sự đam mê tìm tòi học học hỏi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, gia đình chị đã mạnh dạn lựa chọn những giống cây trồng có giá trị kinh tế cao, thích hợp với vùng đất ở địa phương để đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng; đồng thời kết hợp áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, vừa giảm công lao động thuê mướn tiểt kiệm chi phí nhưng cho năng suất, chất lượng cây trồng tăng cao.
 
 “Tôi mong muốn rằng nông dân chúng ta cần phải tổ chức sản xuất tốt hơn nữa trên cơ sở liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm để người nông dân yên tâm sản xuất nông nghiệp.Tuy nhiên trong sản xuất nông nghiệp còn rất nhiều những khó khăn, biến đổi khí hậu càng ngày càng cực đoan phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp rất lớn. Tôi đề nghị Đảng và nhà nước cần có chính sách thuận lợi hơn cho người nông dân để họ có thể tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, xúc tiến thương mại, tăng cường công tác thông tin dự tính dự báo để liên kết chuỗi giá trị tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo giá cả ổn định người dân an tâm sản xuất”, chị Hà cho biết thêm./.
Quốc Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top